Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội

Tuần này, James Joseph Kendall cùng các tình nguyện viên tập trung nhân lực để dọn dẹp tại tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn cạnh khu đô thị Ciputra (Hà Nội).


Những ngày qua, câu chuyện về người đàn ông Mỹ có tên James Joseph Kendall, (34 tuổi, một người Mỹ đến từ Springfield, bang Ohio) – người đã xuống mương nước ở Hà Nội để nhặt rác lan truyền với tốc độ chóng mặt trên nhiều diễn đàn mạng.
Mới đây, ngày 26/5, James cùng câu lạc bộ "Keep Hanoi Clean" đã tập trung nhân lực gồm rất nhiều các tình nguyện viên tiếp tục tổ chức dọn dẹp trên nhiều tuyến đường quanh khu đô thị Ciputra (Hà Nội). Những buổi dọn dẹp rác thải làm sạch môi trường đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các bạn trẻ trong khu vực Hà Nội.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 1.
Câu lạc bộ "Keep Hanoi Clean" của James là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận vì môi trường.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 2.
Với mục đích vừa chung tay dọn dẹp rác thải tại các điểm dân cư cũng như tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường đối với mọi người.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 3.
Cứ vào cuối tuần, James lại nai nịt dụng cụ gọn gàng cùng với các tình nguyện viên dọn dẹp tại một số điểm nóng môi trường. James luôn đeo trên ngực huy hiệu Thành phố đầy tự hào.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 4.
Ông Tây chỉ đi dọn dẹp vào cuối tuần, nhưng trong thời gian này, James cùng các tình nguyện viên tập trung nhân lực để dọn dẹp tại tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn cạnh khu đô thị Ciputra.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 5.
Tại mỗi chương trình, câu lạc bộ đều mang theo những khẩu hiệu tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân không vứt rác bừa bãi. Ông Tây này cũng giúp mọi người chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi thực hiện công việc.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 6.
Công việc tuần này là dọn dẹp tại khu nghĩa trang Xuân Đỉnh. Nghĩa trang tồn tại ở đây đã lâu nhưng ít được dọn dẹp nên lượng rác nhiều khiến các tình nguyện viên phải thu dọn khá vất vả.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 7.
Rác thải nhiều, nhất là các loại chai, lọ nhựa, thậm chí nhóm của họ còn thu gom được cả bơm kim tiêm đã qua sử dụng. James cùng các bạn trẻ thậm chí đã quét gãy cả 4 cái chổi mới có thể làm sạch khu nghĩa trang. Sau một hồi thu dọn, nghĩa trang vốn đầy rác bẩn đã trở nên sạch sẽ, quang đãng hơn.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 8.
Tại địa chỉ số 69, Nguyễn Hoàng Tôn là địa điểm có lượng rác lớn, người dân quanh khu vực này thường đổ rác bừa bãi nên rác ngày càng nhiều. Lượng rác lớn và bẩn khiến việc dọn dẹp gặp nhiều khó khăn.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 9.
Chai lọ khó phân hủy được các tình nguyện viên cho vào bao tải.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 10.
James cho biết, thời gian dọn dẹp của nhóm từ 7h-10h sáng, chiều từ 13h30-17h30 và cũng phần nào phụ thuộc thời tiết.

Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 11.

Anh cũng chia sẻ thêm, hiện tại nhóm chỉ đang dọn dẹp tại những khu vực nhỏ nhưng trong thời gian tới, anh muốn mở rộng hoạt động ra toàn địa bàn Hà Nội, nhiều thông tin về địa điểm đã được anh trao đổi cùng các tình nguyện viên và mọi người trên trang thông tin của "Keep Hanoi Clean" để nhận được sự đóng góp và hỗ trợ.
Theo chân ông Tây lội mương nhặt rác ở Hà Nội - Ảnh 12.
Mục đích những việc làm của James không đơn thuần chỉ là dọn dẹp rác thải ở các điểm dân cư, điều cốt lõi anh muốn hướng tới đó là thay đổi nhận thức của người dân về việc để rác đúng nơi, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường xung quanh.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Báo chí quốc tế đưa tin về cuộc bầu cử ở Việt Nam

Nhiều hãng tin quốc tế hôm nay đưa tin sát sao về cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Việt Nam. 

bao-chi-quoc-te-dua-tin-ve-cuoc-bau-cu-o-viet-nam
Phố phường Hà Nội ngập tràn băng rôn, áp phích về sự kiện bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Xinhua cho hay có hơn 69 triệu cử tri Việt Nam trên cả nước sẽ tham gia bỏ phiếu để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XIV trong số 870 ứng viên. 
"Các chính quyền địa phương đã được chỉ đạo theo dõi sát sao tình hình, chủ động kiểm tra và giải quyết các vấn đề an ninh phức tạp. Những người dân ở các khu vực xa xôi được phép đi bỏ phiếu sớm hơn", hãng cho hay. "Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV dự kiến diễn ra vào tháng 7 khi các lãnh đạo nhà nước sẽ được bầu lại".
Hãng thông tấn tư nhân lớn nhất của Ấn Độ IANS cũng đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân ở Việt Nam đã chính thức bắt đầu vào lúc 7h sáng nay tại hơn 91.400 điểm bầu cử trên toàn quốc và dự kiến kết thúc lúc 19h.
Hãng cho hay theo danh sách ứng viên do Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố tháng trước, có 339 người là nữ, chiếm gần 40%, và hơn 200 người là người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 23%.
bao-chi-quoc-te-dua-tin-ve-cuoc-bau-cu-o-viet-nam-1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Hà Nội. Ảnh:Reuters
Kết quả bầu cử sẽ được công bố trong vòng 20 ngày, IANS viết và cho biết thêm rằng trong cuộc họp cuối cùng của quốc hội khóa XIII, Việt Nam đã bầu ra các lãnh đạo mới nắm giữ những trọng trách hàng đầu của quốc gia. 
Reuters gọi ngày bầu cử hôm nay là ngày dân chủ 5 năm một lần của Việt Nam. Hãng thông tấn Anh mô tả các đường phố tràn ngập những băng rôn, áp phích, biểu ngữ chào mừng sự kiện này cùng hình ảnh búa liềm, nông dân và bộ đội, những hình ảnh biểu tượng của xã hội chủ nghĩa. Các loa phát thanh ở mọi tuyến phố cũng rộn ràng cổ động người dân đi bỏ phiếu. 
Voters cast their ballots for members of the 14th National Assembly and People's Councils at a polling station in Hanoi, Vietnam May 22, 2016. REUTERS/Kham
Người dân bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Hà Nội sáng nay. Ảnh: Reuters
"Đây là quyền tự hào của chúng tôi. Tất cả người dân Việt Nam có quyền và trách nhiệm đi bỏ phiếu và xây dựng đất nước", hãng dẫn lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Việt Nam, nói.
Ông Phúc khẳng định tất cả 870 ứng viên được đối xử công bằng, kể cả những người không phải là đảng viên và những người tự ứng cử
.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Chuyên gia CSIS: 'Lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam đã lỗi thời

Các chuyên gia Mỹ đánh giá lệnh cấm vũ khí mà Mỹ đã áp đặt cho Việt Nam đã lỗi thời, việc dỡ bỏ nó là động lực thúc đẩy quan hệ hai nước.

chuyen-gia-csis-lenh-cam-van-vu-khi-cua-my-voi-viet-nam-da-loi-thoi
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam vào cuối tháng này, nhiều quan chức và các nhà phân tích ở Washington đã đề cập đến việc Mỹ xem xét dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là vấn đề quan trọng và bức thiết khi quan hệ song phương của hai nước đang dần ấm lên và đặc biệt trong bố cảnh Mỹ và Việt Nam ngày càng có nhiều lợi ích chung tại Biển Đông, theo Trung tâm nghiên cứu và chiến lược quốc tế (CSIS).
Murray Hiebert, phó giám đốc chương trình Đông Nam Á của CSIS cho rằng mặc dù những năm gần đây, quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ có những bước tiến quan trọng, nhưng quân đội hai nước mới chỉ bắt đầu hiểu về nhau.
Nhiều người Việt Nam vẫn đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có ý định hợp tác với Việt Nam một cách nghiêm túc và mang tính xây dựng trong những năm tới. Cảm giác "nghi ngờ" này không phải là mới mà xuất hiện sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và tồn tại trong giai đoạn hai nước bàn bạc xây dựng các cam kết cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995.
Hai nước, từng bước phải làm việc tích cực nhằm xóa bỏ những tàn tích "nghi ngờ" lẫn nhau. Năm ngoái, điều này thể hiện bằng chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Nhà Trắng.
Đây là tín hiệu cho thấy hai bên đã có sự tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Tuần tới, Tổng thống Mỹ Obama sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam. Ông cũng là tổng thống thứ ba liên tiếp đến Việt Nam, sau Bill Clinton và George Bush. 
Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ sẽ xóa bỏ những tàn tích nghi ngờ còn lại giữa hai nước. Những cá nhân có thẩm quyền trong chính phủ Mỹ hiện đang nghiêm túc xem xét về vấn đề này.
Một trong những người đề xướng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm là Thượng nghị sĩ John McCain. Ông đã chỉ ra những giá trị trong việc xây dựng mối quan hệ an ninh hàng hải chặt chẽ hơn với lực lượng quân đội đang phát triển nhanh của Việt Nam. Trong khi đó, những người chỉ trích yêu cầu cần có thêm nữa những cải thiện về nhân quyền trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, họ vẫn ủng hộ sự phát triển hơn nữa của quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có quan hệ quốc phòng.
Một số quan chức khác lại lo ngại rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm có thể tạo điều kiện cho chính quyền Việt Nam sở hữu các thiết bị quân sự có thể được sử dụng cho hoạt động không mong muốn. Tuy nhiên ngay cả khi không có lệnh cấm, giống như những nước khác, Việt Nam vẫn sẽ cần phải vượt qua một quy trình chặt chẽ của cơ quan chính phủ và quốc hội Mỹ ban hành, để mua được các hệ thống vũ khí của nước này.
Theo ông Hiebert, đối với chính quyền Washington hiện nay, lý do chính của việc dỡ bỏ lệnh cấm là Mỹ muốn đạt được mối quan hệ "có đi có lại", thực sự thông hiểu lẫn nhau chứ không hoàn toàn vì những cải thiện nhân quyền. Đây có thể là thông điệp hay một cách thức xây dựng lòng tin, truyền tải đến Hà Nội rằng Mỹ mong muốn nhìn thấy Việt Nam sẽ gia tăng những sáng kiến và đề xuất hợp tác trong giai đoạn mới của mối quan hệ quốc phòng hai nước, đặc biệt là trong lĩnh thương mại quân sự.
Những nỗ lực ban đầu trong vấn đề này đang được tiến hành nhưng vẫn chỉ ở giai đoạn đầu. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành một nhóm làm việc về vấn đề thưong mại quân sự, cho phép đại diện từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và Việt Nam tham gia vào khuôn khổ chính thức đối thoại chính sách quốc phòng giữa hai bộ.
Đồng thời, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam quen hơn với quy trình mua bán quốc phòng kể từ khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ một phần.
Việt Nam, trong quá trình hiện đại hoá quân đội đang coi những công nghệ quân sự của Mỹ như một trong những cơ hội để nâng cao năng lực quốc phòng. Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Tuy nhiên, tình trạng không rõ ràng do lệnh cấm vận vũ khí gây ra đã làm phức tạp thêm cho Việt Nam khi muốn tăng cường hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.
"Chính sách đối ngoại của Mỹ có hiệu quả nhất khi các nhà lãnh đạo sử dụng đúng các công cụ của mình. Trong chuyến thăm lần này, ông Obama đang có cơ hội quan trọng để thông báo cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rằng Mỹ đang nghiêm túc xem xét việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Quốc hội Mỹ sẽ có cơ hội đánh giá lại tình hình sau chuyến thăm của ông Obama. Lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam thực sự đã lỗi thời", ông Hiebert khẳng định
.

Đại sứ Vinh: 'Cá nhân Tổng thống Obama rất coi trọng quan hệ với Việt Nam'

Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây nhiều lần cho rằng Việt Nam là một đối tác toàn diện, có tính xây dựng trong khu vực.

dai-su-vinh-ca-nhan-tong-thong-obama-rat-coi-trong-quan-he-voi-viet-nam
Đại sứ Phạm Quang Vinh gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama khi trình Quốc thư cuối tháng 2 năm ngoái. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh trao đổi với VnExpress về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama và hướng mở rộng hợp tác thời gian tới giữa hai nước.
- Ông đánh giá thế nào về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama?
 Chuyến thăm của ông Obama không chỉ nhằm khẳng định những tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước, mà quan trọng hơn là tạo thêm đà phát triển cho hợp tác Đối tác toàn diện Việt - Mỹ trong thời gian tới. Chính quyền và cá nhân Tổng thống Obama rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong ASEAN và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Obama tại các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam gần đây đã khẳng định Việt Nam là "đối tác toàn diện, xây dựng". Việc ông đến thăm Việt Nam nhằm đưa ra thông điệp về mối quan hệ đang ngày càng phát triển này và tìm hiểu thêm về văn hoá, đất nước, con người của Việt Nam.
Việt Nam trông đợi gì từ chuyến đi này của ông Obama và ngược lại?
Quan hệ hai nước đã có sự phát triển "đáng ngưỡng mộ" như nhiều người nhận xét, từ khi ông Bill Clinton và ông George Bush đến thăm. Việt Nam và Mỹ đã xác lập khuôn khổ Đối tác toàn diện từ 2013Chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm ngoái đã thực sự làm sâu sắc thêm quan hệ, nhấn mạnh nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau.
Chúng ta mong đợi chuyến thăm là cơ hội để tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện, thúc đẩy hơn nữa hợp tác từ quan hệ chính trị, thương mại - đầu tư, an ninh - quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, đến khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, giao lưu - nhân dân, trên cơ sở các nguyên tắc của quan hệ về tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Cùng với việc phát huy các tiềm năng hợp tác, hai nước cũng cần phải tháo gỡ những rào cản còn tồn tại như lệnh cấm vận vũ khí, rào cản thương mại, chống bán phá giá mà Mỹ vẫn còn duy trì. 
Phía Mỹ luôn khẳng định rất coi trọng và mong thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam, trong đó có tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, bao gồm triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai bên cũng sẽ trao đổi về những vấn đề khác biệt trên tinh thần hiểu biết, xây dựng, tôn trọng lẫn nhau.
- Qua gặp gỡ các nghị sĩ và quan chức Mỹ, ông thấy mối quan tâm của họ với diễn biến Biển Đông như thế nào?
- Cả chính quyền, quốc hội và dư luận Mỹ đều rất quan tâm, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ lập trường của ASEAN về vấn đề này. Việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông luôn là mối quan tâm chung của thế giới và toàn khu vực, có quan hệ chặt chẽ với hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương. 
Về an ninh hàng hải, hiện Mỹ và Việt Nam đang triển khai những hoạt động hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cảnh sát biển Việt Nam. An ninh - quốc phòng là một lĩnh vực thể hiện tính toàn diện trong quan hệ hai nước, dựa trên mục tiêu vì lợi ích của nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp chung vào hoà bình, ổn định ở khu vực, không phương hại đến bất kỳ quốc gia nào khác.
- Các doanh nghiệp Mỹ quan tâm điều gì ở Việt Nam?
Việt Nam cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhất là về đổi mới thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh tế, thương mại, tài chính điện tử, là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm. 
Hiện rất nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có các kế hoạch để mở rộng kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Tôi tin rằng, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều sẽ còn tăng nhanh hơn nữa. Tôi cũng muốn nói thêm các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chuẩn bị để tranh thủ các cơ hội này, vì cùng với cơ hội, cũng sẽ có nhiều thách thức, cạnh tranh. 
Tôi bắt đầu nhiệm kỳ tại Washington, D.C. trong năm ngoái, cũng là khi quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ trên các mặt, nhất là về kinh tế - thương mại – đầu tư. Tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều trong những năm gần đây đều đạt 20% mỗi năm. Tuy nhiên việc Mỹ mới chỉ đứng thứ 7 về đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn trên 11 tỷ USD chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, Mỹ cũng cần phải gỡ bỏ các rào cản thương mại, các biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam, cần sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đại sứ đánh giá thế nào về triển vọng hiện thực hóa TPP tại Mỹ? 
Hiệp định đang vấp phải những ý kiến khác nhau, kể cả những ý kiến phản đối tại Quốc hội Mỹ vì những mối quan tâm khác nhau, như về việc làm, cạnh tranh hàng hoá, lao động giá rẻ từ các nước. Cuộc bầu cử đang diễn ra tại Mỹ cũng làm cho những khác biệt thêm sâu sắc, phức tạp. Điều này cũng giống như với những hiệp định tự do thương mại (FTA) khác, ví dụ như Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Tuy nhiên, Mỹ đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của TPP cả về kinh tế, thương mại và chiến lược. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang hết sức nỗ lực trao đổi, vận động các giới khác nhau tại Mỹ, kể cả quốc hội, doanh nghiệp, nghiệp đoàn và các địa phương. Tháng 6 năm ngoái, khi bàn về việc trao quyền đàm phán nhanh về thương mại (TPA), trong Quốc hội Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng TPA đã được thông qua, với số phiếu khá sát sao. Do vậy, dư luận cho rằng, Mỹ sẽ phải cân nhắc lợi ích tổng thể, cả về kinh tế, thương mại và chiến lược, để tiến tới thông qua TPP, nhất là khi cuộc tranh cử tổng thống lắng dịu. Kịch bản ngược lại, rằng TPP không được thông qua, được dư luận cho là bất lợi và ảnh hưởng cả đến hình ảnh của chính Mỹ. 
- Mỹ sắp có tân tổng thống, Việt Nam chuẩn bị gì cho sự thay đổi này?
- Bầu cử tổng thống là câu chuyện nội bộ diễn ra 4 năm một lần của Mỹ. Suốt thời gian vừa qua, Mỹ luôn có sự nhất trí cao về lợi ích trong chính sách tăng cường gắn kết và hợp tác với châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực địa chiến lược quan trọng và phát triển năng động hàng đầu trên thế giới.
Với Việt Nam, nếu nhìn vào chiều dài quan hệ 20 năm qua, quan hệ giữa hai nước luôn có được sự ủng hộ của cả hai đảng, với các tổng thống từ ông Bill Clinton, George Bush đến Tổng thống Obama. Họ dù thuộc các đảng khác nhau đều đã đến thăm Việt Nam và tích cực đóng góp vào thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đối tác toàn diện được xác lập là khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Do vậy, dù Mỹ có tổng thống mới, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục đà phát triển tích cực nêu trên
.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

100 học sinh Việt Nam có cơ hội thi Toán quốc tế tại Singapore

Cuộc thi toán học quốc tế IMC 2016 bắt đầu khởi động, 100 học sinh xuất sắc sinh năm 2002-2007 từ tất cả trường Tiểu học và THCS trên cả nước có cơ hội được lựa chọn dự thi quốc tế.
Sau năm đầu tiên cử đoàn học sinh dự thi giành nhiều huy chương, năm nay Việt Nam tiếp tục tham dự cuộc thi toán học quốc tế IMC (International Mathematics Contest) 2016. Archimedes Academy là đại diện ban tổ chức tại Việt Nam.
Học sinh các khối lớp 3, 4, 5, 6, 7, 8 (sinh năm 2002-2007) từ tất cả các trường Tiểu học và THCS trên cả nước đều có thể tham gia.
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh ở xa dự thi, Ban tổ chức cho phép thí sinh đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://goo.gl/forms/5WIaUoUWTb. Những em ở gần có thể đăng ký tại trường Archimedes (Hà Nội), thời hạn từ nay đến 20/5.
Học sinh sẽ thi vòng sơ tuyển vào ngày 22/5. Đề bài bằng tiếng Anh có phiên bản tiếng Việt kèm theo và học sinh được lựa chọn ngôn ngữ mình mong muốn. Vòng 2 dành cho thí sinh đã qua vòng 1, được tổ chức vào 5/6.
100-hoc-sinh-viet-nam-co-co-hoi-thi-toan-quoc-te-tai-singapore
Cô Nguyễn Thúy Hằng, đại diện IMC Union tại Việt Nam trao giải đặc biệt cho em Vũ Anh Thái năm 2015.
Đề thi IMC được chia làm 3 phần, 18 câu, 100 điểm, thời gian làm bài 90 phút. Phần 1 có 8 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp số (40 điểm, 5 điểm/câu). Phần 2 có 8 câu hỏi trắc nghiệm điền đáp số (40 điểm, 5 điểm/câu). Phần 3 học sinh phải trình bày lời giải 2 bài toán (20 điểm, 10 điểm/bài).
Ban tổ chức IMC Việt Nam sẽ chọn 100 học sinh xuất sắc nhất để dự thi vòng chung kết được tổ chức tại Singapore.
Với nguyên tắc "Khoa học không có biên giới", IMC cam kết liên kết tất cả tổ chức, từ khắp nơi trên thế giới với mong muốn phổ quát phong trào học Toán cho học sinh, tạo sân chơi, khơi gợi lòng đam mê Toán học. Đây là cuộc thi phi lợi nhuận.
Năm 2015, Ban tổ chức IMC Việt Nam cử đoàn 56 học sinh đến từ 16 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Nội tham gia cuộc thi tại Singapore. Chung cuộc, đoàn Việt Nam giành một giải Grand Champion, 6 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc, 17 huy chương Đồng.
IMC là cuộc thi Toán học quốc tế, được tổ chức hàng năm, từ 2005. Hơn mười năm qua, có hàng chục nghìn học sinh được chọn từ 13 nước, vùng lãnh thổ tham gia. Cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ và tham gia bởi gần 100 học viện Toán lớn như: Đại học Singapore (NUS), trường cấp 3 Chuyên Toán - Khoa học Singapore, Học viện Jetwings, trường Quốc tế Singapore (ISS)... 
Đến nay, IMC trở thành cơ hội cho nhiều học sinh muốn tìm kiếm học bổng ở nước ngoài khi đạt giải trong cuộc thi này
.
Cân điện tử 100kg I Cân bàn 100kg I Cân bàn Zemic 100kg I Cân bàn HP 100kg