Tại Công ty viễn thông Viettel, không nhiều người biết
Vũ Minh Thúy - Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng, là Á hậu Việt
Nam năm 1996. Với giới showbiz, Thúy là một Á hậu hiếm hoi “tuyệt giao”
với sàn catwalk.
- Trở thành Hoa khôi các tỉnh
phía Bắc, rồi sau đó là Á hậu thứ nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm
1996, Thúy gần như “mất tích” trên sàn catwalk và làng giải trí. Vì sao
vậy?
- Thực ra sau khi đạt danh hiệu Á hậu thứ
nhất, tôi cũng có đi diễn thời trang trong một số sự kiện. Tuy nhiên,
thời gian đó, tôi mới nhập học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội và việc đi diễn ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập. Khi học cấp
3, tôi là học sinh chuyên toán, luôn đạt kết quả học tập khá. Từ khi đi
diễn thời trang, tôi bắt đầu “nếm mùi” điểm trung bình và thi lại hai
môn.
Lúc đó, tôi giật mình nhận ra rằng, nếu cứ thế
này thì đúng là sắc đẹp của mình tỷ lệ nghịch với trí tuệ. Đây cũng là
lý do tôi ngừng hẳn đi diễn thời trang để tập trung vào việc học. Cũng
nhờ đó, năm 2000, tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân loại Khá -
chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.
Còn việc mất tích trên sàn catwalk là do tôi ở trong ngành đó rất ngắn nên không để lại ấn tượng gì và cũng không ai nhớ mình.
Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn
Đối với Vũ Minh Thúy, danh hiệu Á hậu Việt Nam chỉ là một kỷ niệm đẹp. Ảnh do nhân vật cung cấp |
-
Sau khi tốt nghiệp, Thúy cũng làm trong ngành liên quan đến thời trang
nhưng sau đó chuyển sang làm công việc khác vất vả hơn và cũng chấp nhận
mức lương thấp hơn nhiều. Tại sao vậy?
- Danh hiệu
Á hậu thứ nhất đã giúp tôi được mời vào làm việc ở Công ty liên doanh
mỹ phẩm LG-Vina. Thế nhưng, sau khi lấy chồng, tôi vào TP HCM sinh con
và nghỉ việc 2 năm. Năm 2004, khi đi tìm việc làm, tôi tình cờ nộp đơn
vào vị trí cửa hàng trưởng của một điểm kinh doanh thuộc Tổng công ty
điện tử viễn thông Quân đội (Viettel) tại TP HCM và được tiếp nhận. Lúc
đó, lương của tôi ở Viettel là 2,5 triệu đồng, chỉ bằng nửa mức lương
trước đó khi còn làm ở LG – Vina 2 năm trước đó.
- Chấp nhận lương thấp, Thúy không nghĩ là mình đánh giá thấp khả năng bản thân?
-
Thực ra thì lúc đó tôi mới bắt đầu quay trở lại tìm việc sau 2 năm sinh
em bé. Khi từ Hà Nội vào TP HCM, tôi không có nhiều bạn bè và cũng
không hiểu gì về thị trường lao động tại đây. Khi con gái hơn 1 tuổi,
tôi có ý định đi làm lại và công ty đầu tiên tôi nộp hồ sơ là Viettel.
Còn
về mức lương thì chẳng liên quan gì đến danh hiệu Á hậu hết. Tôi chưa
bao giờ và không bao giờ đặt mình vào vị trí cô Á hậu để đòi hỏi mức
lương, hay các đặc quyền đặc lợi. Ở thời điểm đó, trong bối cảnh của
công ty mới, mức lưong như vậy là quá ổn đối với tôi.
Thực
tế, tôi xác định mình ít kinh nghiệm nên nhìn thấy ở công ty mới những
cơ hội để phát triển, chứng tỏ năng lực, và phát huy những gì mình học.
Ngoài ra, tôi thích công ty có liên quan đến quân đội bởi bố tôi từng
tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những kỷ niệm, chiến tích và
vinh quang của ông có ảnh hưởng tới quyết định của tôi.
Trong CV xin việc của Thúy chưa bao giờ có từ Á hậu hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến cuộc thi hoa hậu. Ảnh do nhân vật cung cấp |
- Danh hiệu Á hậu thứ nhất trước đây có giúp gì Thúy khi đi xin việc?
-
Có chứ, nhưng là trong những ngành nghề có liên quan đến giới showbiz
và truyền thông thôi. Trong ngành mỹ phẩm, danh hiệu Á hậu thứ nhất mang
lại cho tôi cơ hội tại Công ty liên doanh mỹ phẩm LG - Vina. LG Vina là
một trong những nhà tài trợ chính của cuộc thi Hoa hậu do báo Tiền
Phong tổ chức năm 1996.
Tuy nhiên, đối với tôi,
đạt giải Á hậu chỉ là một kỷ niệm đẹp thời tuổi trẻ, vậy thôi. Còn khi
tôi trở thành sinh viên, ra trường đi làm… thì điều đó không có liên
quan gì. Chẳng ai vì đó là cô Á hậu mà cho điểm cao trong khi bài thi
làm dở, cũng như chẳng ai vì cô Á hậu nên tuyển dụng khi cô đó không làm
được việc… Khi còn ở trường đại học, kết quả học tập kém, thi lại là
những bằng chứng nhãn tiền.
Vì thế, khi đi làm,
tôi không có chút ảo tưởng gì về danh hiệu trong cuộc thi sắc đẹp mà
mình đạt được trước đó. Trong CV xin việc của tôi chưa bao giờ có từ Á
hậu hoặc có thứ gì liên quan đến thi hoa hậu.
- Làm cửa hàng trưởng mà lương có 2,5 triệu thì công việc của Thúy ra sao?
-
Tôi được làm tất cả mọi việc, từ thu cước, bán hàng, kế toán, trả lời
khiếu nại… đến lau cửa kính, hút bụi cho cửa hàng và cả cọ rửa toilet
mỗi tuần một lần.
- Á hậu làm cửa hàng trưởng mà đi cọ toilet, Thúy không cảm thấy chạnh lòng sao?
-
Tôi đã nói rồi, Á hậu chỉ là kỷ niệm thôi. Tôi là một người bình
thường, một quản lý kiêm nhân viên vào lúc đó. Khi đi làm, tôi cần hoàn
thành công việc của mình, và là sếp thì phải làm gương. Trong thời điểm
ban đầu, công ty còn khó khăn, mọi thứ đều phải tự làm, nếu mình không
làm trước, chia sẻ với mọi người thì nói được ai?
Thực
ra thì thế này, nếu nói là cô Á hậu đi cọ toilet thì sẽ chẳng có mấy
người tin nhưng là cửa hàng trưởng của Viettel đi cọ toilet theo định kỳ
như nhân viên của mình thì cũng bình thường. Trong một tổ chức, mọi
người cần phải giúp đỡ lẫn nhau và sếp đi cọ toilet thì có gì là xấu?
Giá cân điện tử 40 tấn | Giá cân điện tử 60 tấn | Giá cân điện tử 80 tấn | Giá cân điện tử 100 tấn | Giá cân điện tử 120 tấn | Giá cân điện tử 150 tấn
Á hậu đi cọ toilet thì khó tin, nhưng là cửa hàng trưởng của Viettel cọ toilet thường kỳ với nhân viên là điều bình thường. Ảnh do nhân vật cung cấp |
- Nếu mà bạn nào đi thi hoa hậu cùng Thúy và nhìn thấy Á hậu thứ nhất đang cọ toilet thì thế nào nhỉ?
-
Chuyện đó thì chưa xảy ra nhưng cũng có chuyện gần như thế. Cuối năm
2004, tôi có gặp một chị bạn đi hòa mạng tại cửa hàng 90 Hai Bà Trưng
(TP HCM) mà tôi làm cửa hàng trưởng. Hôm đó cửa hàng mất điện, nóng kinh
khủng, đầu tóc tôi bù xù, mồ hôi nhễ nhại vì làm thủ tục cho khách
hàng, lại mặc đồng phục váy đen, áo màu vàng đất… trông rất vất vả và
lam lũ. Chị đó nói với tôi: “Chị không hiểu sao em lại vào đây làm!”.
Lúc
đó, tôi chỉ biết cười và trả lời: “Em cũng không hiểu tại sao nhưng em
thích”. Tôi cũng không cần giải thích vì sao tôi đam mê, vì sao tôi
nhiệt huyết như thế. Có lẽ tôi có nói chị đó cũng không thể hiểu.
-
So với làm cửa hàng trưởng lương tháng có 2,5 triệu đồng thì với danh
hiệu Á hậu thứ nhất, chỉ cần đi diễn thời trang hoặc làm mẫu vài buổi
còn nhiều tiền hơn, lại nổi tiếng và nhàn hạ hơn. Thúy có từng nghĩ về
điều đó không?
- Nếu chỉ nhìn thấy người mẫu
xuất hiện trên sàn diễn vài phút, kiếm được tiền triệu và bảo họ nhàn
nhã là không đúng. Họ phải chuẩn bị trước đó rất lâu từ quần áo, trang
điểm, đến sàn tập; rồi cả ê kíp thực hiện đi kèm cũng mất rất nhiều thời
gian, mồ hôi và công sức. Trước đây, tôi cũng thích diễn thời trang
nhưng nghĩ học quan trọng hơn nên không diễn nữa. Còn bây giờ thì mình
đang làm việc khác rồi, không liên quan đến thời trang nên cũng không
nghĩ tới nó nữa.
Ngắm Á hậu Vũ Minh Thúy trong quân phục Trung úy |
- Chuyển từ công ty liên doanh sang Viettel - một công ty quân đội và của nhà nước 100%, Thúy gặp khó khăn gì khi làm việc?
-
LG là một thương hiệu nổi tiếng và quy trình làm việc của Công ty
LG-Vina rất chuyên nghiệp. Trong khi lúc đó, Viettel là một công ty mới
và mọi quy trình đều bắt đầu từ con số 0.
Thêm vào
đó, ở công ty cũ thì tôi chưa bị mắng bao giờ. Qua Viettel, có khi làm
sai, bị mắng rất nặng nề nên cũng hơi sốc và đã có 1-2 lần muốn nghỉ
việc. Tuy nhiên, sau đó tôi nghĩ lại, mình bị la do mình có lỗi. Ở bất
kỳ môi trường nào cũng vậy thôi. Tóm lại là có cơ hội thì phải có áp
lực. Nếu bị mắng do có lỗi thì cần sửa và làm mọi việc tốt hơn.
-
Lúc chuyển từ công việc của một cửa hàng trưởng sang phụ trách Trung
tâm giải đáp khách hàng ở phía Nam (hiện là Trung tâm chăm sóc khách
hàng), Thúy cảm thấy thế nào?
- Đầu năm 2006,
tôi được điều chuyển sang phụ trách Call Center của Viettel ở phía Nam.
Khi làm cửa hàng trưởng, nhân viên chỉ có 10 người, còn ở chỗ mới là 100
mà toàn nữ. Thú thực, lúc đó tôi hơi choáng nên gặp sếp phụ trách xin
từ chức. Tuy nhiên, được sếp động viên, tôi nghĩ lại và cho rằng, người
khác làm được sao mình không làm được? Và cuối cùng thì quyết tâm làm.
Hiện giờ thì riêng số lượng nhân viên do tôi phụ trách ở phía Nam lên
tới 3.000 người, còn Trung tâm chăm sóc khách hàng thì con số lên tới
gần 7.000.
- Làm sếp ở một nơi toàn nhân viên nữ, số lượng lên tới hàng nghìn người, Thúy có bí quyết gì không?
-
Bảo là bí quyết thì không phải mà là những kinh nghiệm mình đã làm thì
đúng hơn. Làm quản lý ở Trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel khu vực
phía Nam, tôi thấy có 3 kinh nghiệm. Thứ nhất, để quản lý tốt mình phải
công bằng, công tư phân minh. Thứ hai, phải đánh giá công việc của mọi
người đúng mức. Thứ ba, phải quan tâm đến những cộng sự và đồng nghiệp
của mình chân thành. Những điều này tạo ra một môi trường tốt và giúp
mình quản lý nhân viên hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét