Trong lúc TP. Hà Nội đang xem xét đơn khiếu nại
của công dân về việc thu hồi đất phục vụ dự án đối ứng C2 ở phường Trần
Phú, các hộ dân bị GPMB tiếp tục gửi đơn đề nghị làm rõ những dấu hiệu
bất thường xâm hại quyền lợi công dân.
Khu đất nằm trong diện GPMB ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai
Liên quan đến vụ thu hồi đất ở phường
Trần Phú, quận Hoàng Mai xây dựng dự án đối ứng C2, bà Vũ Thị Bền và các
hộ dân thuộc diện GPMB tiếp tục có đơn “tố” UBND phường Trần Phú, UBND
quận Hoàng Mai cố ý làm trái, thúc ép những hộ dân đã chuyển nhượng
quyền sử dụng phần diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nông
nghiệp ra nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất, tài
sản, hoa màu, mặc dù các hộ dân này đã có đơn xin không nhận tiền đền
bù.
Về vấn đề này, ngay sau khi UBND TP. Hà
Nội lên kế hoạch thu hồi đất thực hiện dự án khu đối ứng C2 vào năm
2009, tất cả 21 hộ dân ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai đã có đơn gửi
Ban chỉ đạo GPMB TP. Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai và các cơ quan chức
năng đề nghị thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất cho các
ông bà Vũ Thị Bền, Nguyễn Thị Đào, Trần Mỹ Hạnh, Đỗ Thúy Xuân (là những
người đã được chuyển quyền sử dụng đất) theo quy định.
Cụ thể, ngày 6/12/2011, các hộ dân đã
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các ông bà Vũ Thị Bền, Nguyễn Thị
Đào, Trần Mỹ Hạnh, Đỗ Thúy Xuân cùng chấp thuận ký đơn xác nhận những
người có tên nêu trên đã nhận chuyển nhượng đất và sử dụng ổn định lâu
dài làm trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả nên chỉ có 4 hộ dân bao
gồm Trần Mỹ Hạnh, Đỗ Thúy Xuân, Vũ Thị Bền, Nguyễn Thị Đào có quyền nhận
tiền đền bù, cùng những quyền lợi khác khi nhà nước thu hồi đất phục vụ
dự án.
Đơn đề nghị không nhận tiền đền bù của 21 hộ dân phường Trần Phú
Tại Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do Công ty giải pháp công
nghệ Trắc địa lập ngày 30/7/2012 có chữ ký xác nhận của ông Hồ Xuân
Minh, Chủ tịch UBND phường Trần Phú, người sử dụng đất đều xác định thửa
đất số 1 ở Cát Thượng rộng 4506m2 thuộc quyền quản lý và sử dụng của bà Vũ Thị Bền.
Tuy nhiên, đến ngày 2/7/2013, ông Hồ Xuân
Minh, Chủ tịch UBND phường Trần Phú, quận Hoàng Mai vẫn tiến hành ký
giấy mời các hộ dân đã chuyển nhượng đất và có đơn xin không nhận tiền
đền bù ra trụ sở UBND phường Trần Phú để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ
đối với diện tích đất, tài sản, hoa màu tại Cát Thượng nằm trong phạm vi
GPMB dự án khu đối ứng C2 vào ngày 5/7/2013, đe dọa trực tiếp quyền lợi
của những người đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng được gần 10 năm.
Trước đó, trong đơn khiếu nại gửi báo Dân trí,
bà Vũ Thị Bền và 15 hộ dân khác bị thu hồi đất ở phường Trần Phú phản
ánh: Trước năm 2005, các hộ gia đình này được 21 hộ dân ở phường Trần
Phú, quận Hoàng Mai chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất 5%, là đất
trồng màu tại khu xứ đồng Cát Thượng để xây dựng mô hình trang trại
chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng màu và cây ăn quả lâu năm. Việc mua
bán được thực hiện công khai, hợp pháp. Từ khi chuyển nhượng, giữa bên
bán - bên mua không xảy ra tranh chấp, khiếu nại.
Năm 2009, UBND TP. Hà Nội lên kế hoạch
thu hồi đất thực hiện dự án khu đối ứng C2. Khi triển khai GPMB, phường
Trần Phú lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất ghi rõ tổng diện tích thu hồi của
các hộ dân trên địa bàn là 4.506m2. Tuy nhiên, phương án hỗ
trợ, bồi thường, tái định cư áp dụng với 16 hộ dân nêu trên không phù
hợp với quy định hiện hành, gây thiệt lại cho công dân hàng tỷ đồng.
Người dân vẫn được gửi giấy mời lĩnh tiền dù họ đã kiên quyết "nói không"
Để đảm bảo quyền lợi, bà Bền và các hộ
dân khác đã làm đơn khiếu nại hàng loạt quyết định của UBND quận Hoàng
Mai về phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất phục vụ dự án khu
đối ứng C2 phường Trần Phú. Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày 3/7/2013, các
hộ dân mới nhận được Quyết định số 3522/QĐ - UBND do ông Nguyễn Mạnh
Hoàng, Chủ tịch quận Hoàng Mai ký và ban hành về việc giải quyết khiếu
nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
16 hộ dân đặt rất nhiều hy vọng UBND quận
Hoàng Mai sẽ xem xét điều chỉnh chế độ hỗ trợ, bồi thường cho tương
xứng với thiệt thòi công dân phải hứng chịu khi bị thu hồi đất. Tuy
nhiên, nội dung Quyết định số 3522/QĐ - UBND của Chủ tịch UBND quận
Hoàng Mai lại không phản ánh đúng thực tế, đe dọa quyền lợi hợp pháp
khiến công dân càng thêm bức xúc.
Trao đổi với PVDân trí, bà Vũ Thị
Bền và các hộ dân cho rằng, việc quận Hoàng Mai kết luận 16 hộ dân nhận
chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp của 21 hộ dân ở phường Trần Phú không đủ
điều kiện đứng tên kê khai, bồi thường và nhận tiền bồi thường do diện
tích đất này 21 hộ sở hữu trước đó đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là
thiếu thuyết phục.
Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất xác nhận phần đất bị thu hồi có chủ sử dụng là Vũ Thị Bền
Theo ý kiến của các hộ dân, kết luận của
UBND quận Hoàng Mai vi phạm Điều 106 Luật đất đai năm 2003. Điều 99,
102, 103 Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai.
Căn cứ tại mục 4, Điều 8, Nghị định
197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hố trợ khi
nhà nước thu hồi đất; mục 4, Điều 7, Quyết định số 108/2009/QĐ - UBND
của UBND TP, Hà Nội ban hành quy định về bồi hường, hỗ trợ và tái định
cư thì bà Vũ Thị Bền và 15 hộ dân khác có đủ điều kiện được đứng tên kê
khai, đứng tên trong phương án bồi thường, nhận tiền bồi thường hỗ trợ
về đất dù chưa hoàn thành thủ tục sang tên.
Về nội dung đền bù, công trình vật kiến
trúc, cây trồng vật nuôi. Sau khi nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp
của 21 hộ, bà Bền và các hộ dân khác đã cải tạo mặt bằng, xây dựng trang
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng màu và cây ăn quả lâu năm. Tất
cả các công trình xây dựng đều thực hiện, hoàn thành trước tháng 7/2004.
Căn cứ Điều 31, Quyết định 108/2009/QĐ - UBND ngày 29/9/2009 của UBND
TP. Hà Nội thì bà Bền và 15 hộ dân khác đủ điền kiện được đền bù, công
trình vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi trên đất. Việc chỉ áp dụng hỗ
trợ 10% là không đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình sử dụng, 16 hộ dân ở
phường Trần Phú đã phải cải tạo, đắp bờ cao 3m để phục vụ cho sản xuất,
san lấp mặt bằng toàn bộ khuôn viên 4.506m2bằng mặt đường gom
vành đai III để xây dựng mô hình trang trại. Khi thực hiện công tác kê
khai GPMP, các hộ dân đã nộp giấy tờ liên quan đến việc san lấp tôn tạo
mặt bằng. Việc UBND quận Hoàng Mai kết luận bà Vũ Thị Bền chưa cung cấp
được các tà liệu, chứng cứ chứng minh số liệu cụ thể việc tôn tạo, đầu
tư, san lấp mặt bằng tại Quyết định số 3522/QĐ - UBND là không chính
xác.
Bức xúc trước nội dung giải quyết khiếu
nại thiếu thuyết phục thể hiện trong Quyết định 3522/QĐ - UBND, ngày
8/7/2013, bà Vũ Thị Bền và các hộ dân có đất bị thu hồi ở phường Trần
Phú đã làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo TP. Hà Nội đề nghị xem xét đền bù
về đất với tổng diện tích là 4.506m2; đền bù 100% tài sản, hoa màu trên đất; bồi thường, hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng khuôn viên trang trại.
Ngoài việc khiếu nại Quyết định số
3522/QĐ - UBND ngày 3/7/2013 do Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hoàng ký và ban
hành, trong đơn khiếu nại gửi báo Dân trí, bà Vũ Thị Bền và các
hộ dân còn “tố” UBND quận Hoàng Mai thực hiện không đúng nội dung biên
bản cuộc buổi đối thoại ngày 25/3/2013 giữa UBND quận Hoàng Mai, chủ đầu
tư và các hộ dân. Tại buổi đối thoại, chủ đầu tư Gamuda Land Việt Nam
đã cam kết hỗ trợ mức 5 tỷ đồng cho phần diện tích thu hồi 4.506m2.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.