Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Họp Chính phủ: "Nóng" vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

Yêu cầu bức thiết hoàn thành đường cao tốc Hà Nội – Nội Bài hướng qua cầu Nhật Tân; xử lý khoản lỗ của Jeststar Pacific Airlines để có thể cổ phần hóa Vietnam Airlines; khoanh nợ xấu, giải quyết vốn cho DN… là những nội dung “nóng” trong phiên họp Chính phủ hôm nay, 30/7.

Trong phiên họp thường kỳ tháng 7, sáng nay, Chính phủ tập trung thảo luận về  tình hình kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng trình bày, ngành cần nhiều vốn đối ứng phục vụ các dự án lớn như cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân. Đầu năm, bộ đã “đăng ký” với Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) kế hoạch giải ngân 1.500 tỷ đồng vốn nhưng nguồn bố trí vẫn thiếu.
Ông Thăng cũng than khó khăn khác là vấn đề giải phóng mặt bằng ở Hà Nội hết sức căng thẳng.
Sáng 30/7, Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm.
Sáng 30/7, Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm.
Nghe nội dung báo cáo này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc ngay phải ưu tiên việc giải phóng mặt bằng “vì Hà Nội và cũng vì cả nước”. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phải làm quyết liệt, bộ mặt thủ đô mới có thể thay đổi.
Nhấn mạnh ý nghĩa công trình Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trị giá 1 tỷ USD với tuyến đường cao tốc đi qua cầu Nhật Tân khi hoàn thành hành trình di chuyển giữa thành phố với sân bay chỉ khoảng 10-13 phút, Thủ tướng băn khoăn vì dự án đã triển khai vài năm mà vẫn còn hơn một trăm hộ dân chưa giải tỏa được. Các tuyến cao tốc khác qua địa bàn các tỉnh thành khác đã giải quyết xong, chỉ còn Hà Nội. Thủ tướng một lần nữa lưu ý “phải làm vì Hà Nội, vì thủ đô mở rộng, cũng là vì cả nước”. 
Chuyến sang vấn đề tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp (DN) trong ngành, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, đã nhiều lần đề nghị Ngân hàng Nhà nước vấn đề này. Ông Thăng phân tích, nền kinh tế trì trệ một phần do DN không tiếp cận được vốn. Bộ trưởng GTVT đề nghị hướng giải quyết với DN thuộc diện “báo động” nếu có dự án tốt, nguồn vay ổn định và có thể kiểm soát không bị tính là DN “xấu”, vẫn cho vay.
 
Về kế hoạch tái cơ cấu các DN trong ngành, ông Thăng báo cáo, Bộ GTVT quyết tâm cổ phần hóa 11 Tổng công ty, trong đó có Vietnam Airlines. Ngoài ra, người đứng đầu ngành đề nghị Chính phủ sớm xử lý, “duyệt” khoản lỗ của Jetstar Pacific Airlines vì nếu không sẽ rất khó cổ phần hóa Vietnam Airlines.
Tán thành hướng phân tích của Bộ trưởng GTVT, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thống nhất quan điểm cần đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu. Vấn đề tái cơ cấu DNNN, việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, ông Ninh đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn những DN còn vướng mắc, nhất là những trường hợp “thoái vốn âm” nhưng càng để càng lỗ, càng thiệt hại. Với những trường hợp nhạy cảm này, ông Ninh cho biết, các ngành còn chần chừ.
Với những yêu cầu “đốc thúc” về vốn, Phó Thủ tướng báo cáo đã tổ chức họp bàn với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính để thống nhất các nguyên tắc cơ bản để giải ngân, chủ yếu hướng tới nguồn vốn đối ứng (ODA, trái phiếu Chính phủ…), vốn ngân sách sẽ rất hạn chế.

Tram can o to dien tu 60 tan | Tram can o to dien tu 80 tan | Tram can o to dien tu 100 tan | Tram can o to dien tu 120 tan | Tram can o to dien tu 150 tan 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng tại bàn chủ tọa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng tại bàn chủ tọa.
Lật lại vấn đề, Thủ tướng lên tiếng: “Nói nền kinh tế thiếu vốn nhưng nguồn vốn ODA, riêng các khoản từ Ngân hàng thế giới WB còn 5 tỉ USD chưa giải ngân. Cả nước có 10 tỉ USD từ nguồn vay ODA mà lãi suất gần như 0. Vấn đề là phải có vốn đối ứng, chính là yêu cầu giải phóng mặt bằng cho dự án, công trình để tập trung giải quyết hạ tầng”. Một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ nhắc lại yêu cầu phải cố gắng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với Hà Nội, Bộ GTVT.  
Trình bày thêm vấn đề xử lý hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu nhiều tín hiệu khả quan hơn. Tồn kho vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng tiếp tục giảm. Thị trường nhà đất đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Theo thống kê tại 55/63 tỉnh thành, giá trị tồn kho bất động sản hiện còn 1.080.000 tỷ đồng, giảm hơn 19.000 tỷ so với quý I.
Tại Hà Nội, TPHCM, lượng căn hộ chung cư tồn đều giảm, giao dịch tăng ở phân khúc căn hộ diện tích nhỏ, giá cả vừa phải.
Biện pháp tháo gỡ tiếp tục được ngành xây dựng xác định gắn với chiến lược nhà ở. Hiện đã có nhiều dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang xã hội với tổng số 34.000 căn hộ. Thời gian tới, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng vạch kế koạch, sẽ phối hợp với các ngành, đặc biệt với 2 thành phố Hà Nội và TPHCM, các địa phương để triển khai việc chuyển đổi nhanh nhất có thể, song song với việc tập trung cùng ngân hàng giải quyết cho người dân vay mua nhà theo gói kích cầu 30.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận sự tích cực của Bộ Xây dựng tham gia triển khai gói 30.000 tỷ nhưng cũng nhắc nhở, “chính sách này sẽ không dễ đi vào cuộc sống”.
“Quyết tâm thì ai cũng nói, nhưng phải thành cơ chế, giải pháp mới đi vào cuộc sống được” – Thủ tướng trao đổi.

Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc nào cũng có cái khó, phải làm quyết liệt mới được.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Việc nào cũng có cái khó, phải làm quyết liệt mới được".
Người đứng đầu Chính phủ cũng cơ bản đồng tính với nhận định tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm ở xu thế chuyển tiến tích cực, tạo cơ sở để nỗ lực phấn đấu đạt chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng xác nhận việc đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng 5,5% là rất khó. Thủ tướng lưu ý, phải cố gắng phấn đầu đạt mục tiêu này nhưng cũng phải gắn với chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế để không phải một lần nữa “quay lại xử lý nợ xấu”.
Giải pháp điều hành cho đến cuối năm, Thủ tướng vẫn đề cao trước hết nhiệm vụ duy trì ổn định, kiểm soát tốt lạm phát. Chỉ rõ việc kiểm soát giá cả liên quan trực tiếp tới vấn đề tỷ giá, lãi suất, sức sản xuất kinh doanh, ông Dũng nêu mục tiêu, sau khi “xử” được giá vàng cơ bản không còn bao cấp, cần dồn sang xây dựng giá điện. Thủ tướng chỉ đạo, ngoài 20% sản lượng điện cần can thiệp để có sự hỗ trợ người nghèo, 80% còn lại dứt khoát phải vận hành theo giá thị trường, công khai, báo cáo trước toàn dân.
http://canotodientu.vn
Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế với tập trung trước hết vào các DNNN, Thủ tướng nhắc Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son sớm báo cáo đề án xử lý đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT. Truy vấn nguyên nhân đề án tái cơ cấu một tập đoàn lớn như VNPT mà đến giờ vẫn chưa thông qua được, ông Dũng nhận được lý giải từ Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son là việc tái cơ cấu tập đoàn này đã triển khai từ năm 2011 nhưng riêng việc tách Tổng công ty Bưu điện VNPost ra cũng mất đến 2 năm. “Chính vì đề án lớn nên không làm nhanh được” là câu trả lời của Bộ trưởng Son.
Tuy nhiên, Thủ tướng chưa đồng tình lý do Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông đưa ra. “Tôi quan tâm tới vấn đề của VNPT. Phải làm quyết liệt mới được. Việc nào cũng có cái khó của nó nhưng thời gian từ khi TƯ quyết định việc này đã khá dài rồi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét