Mấy
ngày qua, sự việc một giáo viên ở TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) bị tai nạn
và được gia đình đưa ra Hà Nội cấp cứu bằng máy bay trực thăng gây chú ý
dư luận. PV <>Người đưa tin đã trực tiếp gặp, thăm hỏi nạn nhân
Trần Thị Thảo (37 tuổi, trú tại thôn Hòa Bình, xã Thạch Đồng, TP.Hà
Tĩnh) đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội). Hiện, chị Thảo đã
qua cơn nguy kịch. Dù đã nỗ lực cứu chữa nhưng các bác sỹ buộc phải cắt
một nửa xương đùi trên của nạn nhân vì vết thương quá nặng.
Cũng theo nguồn tin
từ gia đình nạn nhân, hoàn cảnh của gia đình chị Thảo rất khó khăn. Gia
đình anh chị có hai con nhỏ, chị Thảo đang là giáo viên môn Văn của
trường THCS, còn chồng làm nghề lái xe, thu nhập cũng không ổn định.
Sửa cân điện tử | Sửa chữa cân điện tử | Dịch vụ sử cân điện tử | Dịch vụ sửa chữa cân điện tử
Chiếc máy bay của Tổng công ty trực thăng Việt Nam đưa bệnh nhân Thảo đi cấp cứu chiều 10/8 khiến dư luận đặc biệt quan tâm
<>Vẫn không cứu được chân tay
PV Người đưa tin
tìm đến thăm nạn nhân Trần Thị Thảo tại tầng 6, Khoa hồi sức cấp cứu,
Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội). Khuôn mặt chị Thảo vẫn còn tái bợt, đau
đớn với vết mổ tối 10/8. Chị Thảo liên tục khóc ngất khi biết một bên
chân phải của mình đã bị cưa đứt hoàn toàn. Người nhà chị Thảo xác nhận
có thuê máy bay trực thăng từ Hà Nội về để đưa chị Thảo đi cấp cứu với
hy vọng giữ được đôi chân. Mặc dù vậy, do vết thương quá nặng, chị Thảo
vẫn phải cưa đi bên chân phải của mình. Sau vài giờ đồng hồ cấp cứu,
rạng sáng ngày 11/8, ca phẫu thuật thành công. Chị Thảo đã qua cơn nguy
kịch nhưng vẫn đang còn yếu, do mất quá nhiều máu.
Theo
lời kể của người thân chị Trần Thị Thảo (hiện chị đang là giáo viên
Trường THCS Lộc Hà, Hà Tĩnh), khoảng 16h chiều 10/8, đang đi trên đường
thì chị bị xe tải chở đá cán phải và dập nát hoàn toàn chân phải. Ngay
lập tức, chị được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà
Tĩnh. Tuy nhiên, khi lên đến bệnh viện, do vết thương quá nặng, một bên
chân bị dập nát nên người nhà chị Thảo đề nghị các bác sỹ sơ cứu vết
thương và gọi điện cho em chồng thuê một máy bay trực thăng từ Hà Nội về
Hà Tĩnh chở bệnh nhân đi cấp cứu.
Nghe
thông tin trên, rất nhiều người dân và y bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa
Hà Tĩnh ngạc nhiên. Vì từ trước đến nay chưa bao giờ tại đây có việc
điều trực thăng chở bệnh nhân đi cấp cứu. Chỉ đến khi chiếc trực tăng
mang số hiệu VN- 8416 thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam có mặt tại
sân bóng trung tâm TP.Hà Tĩnh thì mọi người mới tin đó là sự thực.
Trước đó, khi chiếc trực thăng chưa đến, nhiều cán bộ chiến sỹ quân đội
Hà Tĩnh đã có mặt và yêu cầu những thanh niên đá bóng lùi ra khoảng
cách an toàn để chiếc trực thăng đáp xuống. Khoảng 18h35 phút, chiếc xe
cấp cứu 115 Hà Tĩnh đưa nạn nhân ra điểm đáp của trực thăng và bay ra Hà
Nội. Sau khi được đưa từ Hà Tĩnh đến sân bay Gia Lâm, bệnh nhân Thảo
được xe cứu thương chuyển thẳng đến Bệnh viện 108 trong tình trạng gãy
xương đùi phải, chân phải của bệnh nhân đã dập nát và chuyển màu tím do
hoại tử...
Theo
hồ sơ bệnh án của Bệnh viện 108, bệnh nhân Thảo nhập viện lúc 19 giờ
tối 10/8. Một bác sĩ trực tiếp điều trị cho chị Thảo thông tin, bệnh
nhân đã qua cơn nguy kịch, hiện đang nằm điều trị tích cực tại khoa Hồi
sức cấp cứu.
Trao
đổi với PV, ông Trần Duy Anh - giám đốc Bệnh viện 108 (Hà Nội) cho
biết: “Chiều tối 10/8, bệnh viện đã tiếp nhận và làm thủ tục cấp cứu cho
bệnh nhân Trần Thị Thảo (37 tuổi, quê Hà Tĩnh). Sau khi chụp và làm các
xét nghiệm chẩn đoán, hội chẩn nhằm cứu chân phải của nạn nhân nhưng
không được, kíp bác sĩ trực đã phải cắt đến một nửa xương đùi trên của
nạn nhân. Hiện, bệnh nhân Thảo đã qua cơn nguy kịch và tạm ổn định sức
khỏe. Tuy nhiên, với vết mổ ở chân phải, chị Thảo sẽ phải tiếp tục điều
trị trong thời gian dài”.
Bác
sỹ Duy Anh cũng cho biết, đây là người dân đầu tiên thuê máy bay trực
thăng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện 108. Với các trường hợp tương tự,
phải chuyển đến bệnh viện tối đa trong vòng sáu giờ mới có thể cứu được
chân bị tổn thương. Trường hợp bệnh nhân Thảo, thời gian tới viện kéo
dài 15 giờ là quá muộn nên các bác sỹ buộc phải cắt chân.
<>Gia đình nạn nhân rất khó khăn
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, thu nhập của chị Trần Thị Thảo bình thường như
nhiều giáo viên khác; chồng chị làm nghề lái xe, thu nhập cũng không ổn
định. Vợ chồng chị Thảo có hai con nhỏ đang tuổi đến trường. Theo người
nhà chị Thảo, sở dĩ thuê máy bay đưa chị ra Hà Nội cấp cứu cũng vì mong
chữa được chân để cô còn có thể đứng trên bục giảng và chăm lo cho gia
đình, con cái.
Chị
Nguyễn Thị H. (em chồng chị Thảo) cho biết: “Gia đình chúng tôi chấp
nhận mất nhiều tiền dù có phải bán đất thì cũng cố gắng cứu chân của chị
Thảo. Gia đình chúng tôi hiểu là Hà Tĩnh không có sân bay nên việc một
chiếc máy bay trực thăng đậu ở sân bóng và đưa người bị thương đi cấp
cứu ngoài Hà Nội khiến cho nhiều người ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Gia đình
tôi chỉ mong sao cho chị tôi qua khỏi, dù có khó khăn như thế nào”.
Vì
tình thế nguy kịch nên gia đình đã điện thoại cho em chồng chị Thảo ở
Hà Nội tìm cách đưa chị Thảo ra sớm nhất. Ngay lúc đó, chị H. đã nảy ra ý
tưởng là thuê máy bay trực thăng của Công ty bay dịch vụ Miền Bắc vào
Hà Tĩnh để chở chị Thảo ra Hà Nội cấp cứu. Nói về giá tiền của chuyến
bay này, chị H. cho biết: “Giá của chuyến bay này chúng tôi chưa biết.
Lúc đó chỉ vội vàng đưa chị Thảo đi cấp cứu. May mà hãng máy bay này
cũng nhiệt tình nên họ ký hợp đồng cho mình rồi chở bệnh nhân đi mà
không cần nhiều thủ tục rườm rà”.
Bố
chồng chị Thảo, ông Dương Xuân A. (61 tuổi) cho biết thêm: “Giờ Thảo
qua cơn nguy kịch rồi là điều rất đáng mừng. Mấy ngày nay mọi người cứ
đồn ầm lên chuyện gia đình tôi “chơi trội” khi thuê máy bay trực thăng
đưa con dâu tôi đi cấp cứu. Nhưng nhiều người đâu biết rằng, lúc ấy Thảo
đang đối diện với sự sống và cái chết. Khi nhìn đôi chân nó bị xe cán
nát, máu ra nhiều, hôn mê, cả nhà đứng ngồi không yên, khóc loạn lên.
Lúc ấy, mọi người chỉ nghĩ đến việc cứu sống Thảo”, bằng mọi cách, mọi
hình thức. Mà thật sự nếu có phải bán cả nhà cửa, vườn tược để cứu sống
Thảo thì chúng tôi cũng làm”. Nhiều người khi biết tin em chồng thuê máy
bay cứu chị dâu đã bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ sâu sắc. Điều đó làm
dấy lên tinh thần “máu chảy ruột mềm” từ ngàn xưa của con người Việt.
Nhận sửa cân điện tử | Nhận sửa chữa cân điện tử | Chuyên sửa cân điện tử | Chuyên sửa chữa cân điện tử
Nhận sửa cân điện tử | Nhận sửa chữa cân điện tử | Chuyên sửa cân điện tử | Chuyên sửa chữa cân điện tử
Được
biết, đây là vụ việc cứu người bị nạn bằng cách dùng máy bay trực thăng
khá hiếm tại Việt Nam trong khoảng thời gian một năm qua. Trước đó, chị
Nguyễn Thị Hải (ở Lai Châu) cũng đã phải thuê máy bay chở trẻ sơ sinh
về Hà Nội cấp cứu. Là người phụ nữ từng sẩy thai gần chục lần, dù đã cố
giữ gìn, nghỉ ngơi tuyệt đối từ khi biết mình có thai nhưng vẫn không
ngăn được thai nhi trong bụng đòi ra sớm. Ngay sau đó, gia đình chị đã
liên hệ với đại diện Công ty Dịch vụ bay miền Bắc trong đêm, gia đình
nhận được thông báo hợp đồng: “Chuyến bay Lai Châu - Hà Nội có giá hơn
20.000 USD, tức hơn 400 triệu đồng”. Kết quả của chuyến bay “vàng” đó,
cháu bé sơ sinh đã sống sót một cách kỳ diệu và phát triển hoàn toàn
bình thường như những đứa trẻ khác”, người nhà chị Hải cho biết.
Sau
hai sự việc trên, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình việc dùng máy bay
cứu người trong những trường hợp khẩn cấp, nguy kịch ở vùng kinh tế khó
khăn, điều kiện giao thông chưa thuận lợi. Tuy nhiên cho đến nay, do giá
dịch vụ rất cao nên điều đó mới chỉ dừng lại ở những trường hợp cá
biệt.
Khi
được hỏi về ý tưởng thuê trực thăng đưa chị Thảo ra Hà Nội, chị H. cho
biết, chính chị là người đã gọi điện thuê trực thăng vào Hà Tĩnh. Chị
H. nói: “Khi cấp cứu, bác sỹ nói rằng cái chân chị Thảo là không cứu
được nữa. Lúc ấy chỉ có gọi trực thăng là cách duy nhất để cứu sống chị
Thảo. Nếu bây giờ với thời gian 7-8 tiếng đồng hồ đi trên đường từ Hà
Tĩnh ra Hà Nội bằng ô tô thì có nhiều nguy cơ, không đảm bảo an toàn.
Trong khi ấy, tính mạng của chị Thảo cũng đang trong cơn nguy kịch bởi
vết thương nặng và mất nhiều máu. Do vậy, cả gia đình tôi đều thống nhất
gọi một phương tiện nào đó vừa nhanh vừa đảm bảo an toàn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét