Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Thí sinh chỉ có một chân nuôi ước mơ trở thành SV Học Viện Báo Chí

Cân ô tô | Cân ôtô điện tử | Giá cân điện tử 40 tấn | Giá cân điện tử 60 tấn | Giá cân điện tử 80 tấn | Giá cân điện tử 100 tấn | Giá cân điện tử 120 tấn | Giá cân điện tử 150 tấn

Em Nguyễn Văn Thắng (SN 1996, Chương Mỹ, Hà Tây) khuyết tật bẩm sinh, nhiều năm đi học đều có cây nạng gỗ đồng hành nhưng vẫn nuôi dưỡng ước mơ trở thành tân sinh viên khoa Báo chí đa phương tiện, HV Báo chí và Tuyên truyền.

Chỉ còn 1 ngày nữa là các sĩ tử trên cả nước tiếp tục bước vào đợt thi thứ hai của kì thi Đại học, Cao đẳng 2014 năm nay. Có mặt tại kí túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền những ngày này, nhiều người chứng kiến hình ảnh một nam sinh dáng người nhỏ bé, đi lại đều phải nhờ sự hỗ trợ của cây nạng gỗ nhưng khuôn mặt hiền lành, khôi ngô của câu học sinh này lại luôn hiện lên một sự lạc quan bình thản đến nhẹ nhàng khiến người xung quanh có ấn tượng sâu đậm. Đó là em Nguyễn Văn Thắng (sinh ngày 5/9/1996) đến từ xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Gặp hai mẹ con Thắng tại khu nhà E2, kí túc xá HV Báo chí trước kì thi đại học một ngày. Tiếp chuyện với chúng tôi, cô Đàm Thị Tuyết, gương mặt có phần gầy gò, xương xẩu mỗi lần nhắc lại chuyện về cậu con trai là nước mắt lại chực trào.


Khuôn mặt có phần gầy gò của người mẹ làm nông hiện rõ sự vất vả, lam lũ.

“Hồi sinh Thắng, cô mắc đợt ốm đúng vào khoảng thời gian cái thai được 2 tháng tuổi. Phụ nữ trẻ ở nông thôn không có điều kiện, chửa lần đầu nên có phần vô tình... Mà cô cũng chưa thấy có trường hợp nào như thế nên đâm ra chủ quan.” – Bà mẹ trải lòng.

“Lúc sinh Thắng ra, một bên chân của Thắng phát triển không bình thường. Nó nhỏ hơn chân còn lại và quặp vào bên trong rồi dần dần teo lại. Nhìn con như vậy, cô buồn lắm, cô khóc suốt một tháng trời và cảm thấy vô cùng mặc cảm!”.

Sau đó, gia đình đã cho em chạy chữa khắp nơi. Ban đầu nằm viện Nhi 10 ngày, nhờ đến các bác sĩ nước ngoài trên trường Việt Hung, trường khuyết tật Hà Tây... Cứ ai mách đi đâu là cô lại đưa em đến đó nhưng tất cả trả lời đều khiến gia đình thất vọng.  


Mỗi lần nhắc lại câu chuyện của Thắng, nước mắt cô Tuyết lại trực trào ra.

“Cô có cảm giác mắc tội với em. Người ta đẻ con thì lành lặn, còn cô đẻ con thiếu hụt một chân thế này, cô thường xin lỗi em mỗi khi hai mẹ con nói chuyện.” - Kí ức những ngày tháng khó khăn ùa về, cảm xúc khiến cô Tuyết vỡ oà trong nước mắt.

Hồi 5 tuổi, Thắng bắt đầu nhảy lò cò để di chuyển. Lớp 6, ông ngoại đóng cho cái nạng nhỏ nhỏ để Thắng dần làm quen. Sau đó có nhà hảo tâm cũng tặng em một cái xe lăn để em tiện di chuyển. Tuy nhiên, Thắng chủ yếu sử dụng cây gậy gỗ để đi học vì không muốn làm phiền đến mọi người.


Nét mặt khôi ngô của Nguyễn Văn Thắng, nam sinh khuyết tật đến từ huyện Chương Mỹ, Hà Tây

Qua trò chuyện, Thắng tỏ ra là một chàng trai mạnh mẽ và lạc quan. Năm nay, Thắng đăng ký dự thi vào khoa Báo chí đa phương tiện – một khoa giáo dục đào tạo mới mẻ của trường HV Báo chí & Tuyên truyền.

Thắng chia sẻ: “Trước tiên mong muốn lớn nhất của em là được đi học đã. Cả xã hội người ta đi học, em bị thế này nhưng em không muốn ở nhà. Trong các khối học thì em thích học khối C, một phần vì phù hợp với khả năng của em nên em chọn thi vào trường Báo chí.”


“Em muốn được đi học đã. Cả xã hội người ta đi học, em thế này nhưng không muốn ở nhà”

“Em đưa ra quyết định thi khối C từ năm lớp 12 nên không có nhiều thời gian để tìm hiểu các trường. Em có cảm tình với nghề báo từ lâu. Hồi đó trong lớp em có một bạn cũng đăng ký dự thi trường này nên em cũng không ngần ngại mà đăng ký, vì nghĩ đơn giản rằng hai đứa cùng quê đi thi còn hỗ trợ nhau. Nhưng tiếc là bây giờ hình như bạn ấy bỏ thi rồi thì phải.” Cậu học trò vùng quê chân thật trả lời.

"Tuy có cảm tình và thích trở thành nhà báo nhưng thành thật mà nói khi chọn thi vào đây em cũng chưa hình dung ra con đường sau này sẽ phải bước tiếp như thế nào, cách làm nghề ra sao, nhất là với hoàn cảnh bản thân hiện tại. Tuy nhiên em nghĩ cứ phải đỗ được vào trường đã. Học xong 4 năm, lúc đó được học kiến thức chuyên môn và thầy cô định hướng rồi, em sẽ có quyết định cụ thể và rõ ràng hơn.”


Cô Tuyết lắng nghe chia sẻ của cậu con trai có nụ cười hiền lành.

Lắng nghe những lời tâm sự của con trai, cô Tuyết xúc động. “Cô cũng hết lòng mong em đỗ đạt vào trường để sau này có công ăn việc làm. Rồi ở nhà có nghèo đi nữa thì 2 bố mẹ cũng cố gắng làm lụng, còn phải làm cho em một chiếc chân giả khi cơ thể em trưởng thành hoàn toàn nữa vì đó là mong ước lớn nhất của cuộc đời cô!”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét