Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Văn phòng Chính phủ trả lời việc ông Nguyễn Xuân Sơn vẫn thăng chức dù sai phạm

Mắc sai phạm từ thời làm Tổng giám đốc OceanBank, ông Nguyễn Xuân Sơn vẫn được đưa lên vị trí Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí. 
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 31/7, vụ việc nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương Nguyễn Xuân Sơn bị bắt tiếp tục nhận được nhiều quan tâm của báo giới, nhất là vì sao chỉ một thời gian ngắn trước khi bị bắt, ông Sơn vẫn có mặt trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên giải thích, thời điểm đó, cơ quan điều tra chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật nên ông Sơn vẫn thi hành nhiệm vụ bình thường. "Chỉ khi thấy có căn cứ ông Sơn vi phạm thì cơ quan điều tra mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn”.
nn-4250-1438352403.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên tại buổi họp báo chiều 31/7 Ảnh: Chinhphu.vn
Liên quan đến việc vì sao vi phạm của ông Sơn diễn ra từ lâu, trong thời gian ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) mà vẫn là ứng viên được giới thiệu vào chức danh cao hơn (Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí), Bộ trưởng cho rằng, khi tiến hành các quy trình bổ nhiệm thì vẫn chưa phát hiện sai phạm. Sau khi mở rộng vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, cơ quan điều tra mới phát hiện ông Sơn có 2 tội là cố ý làm trái, vi phạm các nguyên tắc.
Ông Nên cho hay, cơ quan điều tra sẽ làm rõ, có hay không sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Sơn đồng thời khẳng định, quy trình bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ như trường hợp ông Sơn là  "khá chặt chẽ" và đều được "công khai minh bạch, dân chủ".
“Trong các khâu bổ nhiệm, quan trọng hàng đầu là công tác đánh giá cán bộ. Đây chính là khâu khó nhất trong các khâu và cũng là vấn đề mà Đảng đang tập trung nâng cao”, Bộ trưởng nói thêm.
Trước đó chiều 21/7 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt đối với ông Nguyễn Xuân Sơn.
Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian làm Tổng giám đốc Ocean Bank, ông Sơn đã đồng phạm với Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank, phạm vào tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281- Bộ luật hình sự và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Việt Nam xem Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu và sẵn sàng cùng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên mọi lĩnh vực. 
[Caption]hó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe,
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe hôm nay. Ảnh: Reuters
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio, phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 29 đến 31/7.
Tại Nhật Bản, ông Phạm Bình Minh đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Shizo Abe, chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Giao thông, hạ tầng, đất đai và du lịch, cùng lãnh đạo một số cơ quan khác.
Tại các cuộc gặp, phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu đặc biệt về hợp tác kinh tế và sẵn sàng cùng phía Nhật Bản thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, nông nghiệp….
Thủ tướng Abe và chủ tịch Hạ viện Nhật Bản cũng khẳng định coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại khu vực và mong muốn cùng với Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi để kết nối nền kinh tế hai nước, đạt nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực ODA, thương mại, đầu tư, hợp tác nông nghiệp...
Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực. Hai bên chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, đề nghị các bên liên quan, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.
Ngoại trưởng Kishida khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hợp tác vì sự thành công của năm APEC 2017 do Việt Nam đăng cai.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Người Sài Gòn phải đóng phí đăng ký ôtô gấp 5 lần

Từ 1/9, phí cấp mới đăng ký và biển số ôtô dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải sẽ tăng từ 2 lên 11 triệu đồng. Tuy nhiên, mức thu này chỉ bằng 50% ở Hà Nội.
Chiều 29/7, dù còn một số ý kiến không đồng tình nhưng HĐND TP HCM đã nhất trí thông qua tờ trình về phương án thu lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số cho ôtô trên địa bàn. Theo đó, từ đầu tháng 9, phí đăng ký ôtô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách có mức tăng cao nhất, từ 2 lên 11 triệu đồng mỗi lần cấp.
Ngoài ra, sơmi rơmoóc đăng ký rời, rơmoóc (xe container) tăng từ 100.000 lên 150.000 đồng; xe máy trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống, mức phí đăng ký tăng từ 500.000 lên 750.000 đồng; xe máy trên 15 triệu đến 40 triệu đồng mức phí đăng ký tăng từ 1 lên 1,5 triệu; xe máy hơn 40 triệu đồng tăng từ 2 lên 3 triệu đồng.
Riêng ôtô (trừ ôtô dưới 10 chỗ ngồi không hoạt động kinh doanh vận tải) không tăng mức phí đăng ký, vẫn giữ mức 150.000 đồng một xe.
dbieu-7255-1438168500.jpg
HĐND TP HCM biểu quyết nhất trí thông qua tờ trình về tăng mức phí đăng ký ôtô lần đầu lên gấp 5 lần hiện nay. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó trong phần thảo luận đại biểu Lâm Thiếu Quân cho rằng, nếu thu phí cao hơn thì số tiền đó cũng vào ngân sách và nộp cho trung ương chứ không giúp giảm ùn tắc giao thông. Mục tiêu giảm ùn tắc chỉ thực hiện được nếu chúng ta dùng số tiền đó để đầu tư ngược lại để phát triển vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện cá nhân.
"Hơn nữa, 10 triệu đồng đối với một ôtô trị giá cả tỷ đồng thì không vì thế mà người ta thôi mua ôtô nên không thể thực hiện được mục tiêu giảm phương tiện cá nhân như tờ trình của UBND TP đánh giá", ông Quân nói và đề nghị cứ thu theo mức tối thiểu hiện nay để đúng với bản chất của loại phí này là phí quản lý giao thông, không liên quan gì đến sở hữu.
Còn đại biểu Vương Đức Hoàng Quân thì lo ngại: "Khi TP HCM tăng phí đăng ký ôtô liệu có dẫn đến tình trạng các chủ sở hữu sẽ đăng ký tại các tỉnh lân cận rồi đưa xe lên thành phố hay không. Khi đó, chúng ta vừa bị thất thu lại không thể đạt được mục đích giảm ùn tắc", ông Quân nêu ý kiến.
Trước những chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Tài chính Đào Thị Hương Lan cho biết, mức phí này được đưa ra là con số trung bình mức 2-20 triệu mà Thông tư 127 năm 2014 Bộ Tài chính quy định.
"Dù thành phố tăng mức thu phí đăng ký ôtô dưới 10 chỗ lên gấp 5 lần hiện nay thì cũng mới chỉ bằng 50% ở Hà Nội. Theo quy định, TP HCM và Hà Nội là đô thị đặc biệt, Hà Nội thu tối đa nhưng mình chỉ thu mức trung bình", bà Lan nói và cho biết do Công an là đơn vị thu nên toàn bộ tiền sẽ nộp về ngân sách trung ương. Sau đó, công an thành phố sẽ lập dự toán chi và trung ương sẽ cấp ngược trở lại.
ket-xe-keo-dai-o-cau-vuot-bang-8547-9467
Dù mức phí đăng ký ôtô dưới 10 chỗ (không kinh doanh vận tải) lần đầu tại TP HCM từ đầu tháng 9 sẽ tăng lên gấp 5 lần hiện nay nhưng cũng chỉ bằng 1/2 mức thu ở Hà Nội. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó trong tờ trình UBND TP cho rằng, việc thu lệ phí đăng ký xe phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá mức thu tối đa được quy định tại Thông tư 127 của Bộ Tài chính. Đồng thời mức thu này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân thành phố, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách để trang trải các khoản chi phí có liên quan và góp phần giảm thiểu xe cá nhân. Nhưng có khuyến khích đối với xe vận tải công cộng.
TP HCM hiện có khoảng 600.000 ôtô, trong đó gần một nửa là xe hơi và hơn 6 triệu xe máy. Hạ tầng lại không phát triển theo kịp dẫn đến tình trạng kẹt xe thường xuyên
.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Sức hút kỳ lạ của quán cháo đậu phụ cà muối vỉa hè gần 20 năm tuổi ở Hà Nội

Cũng bình dân như nhiều hàng quán khác ở Hà Nội, nhưng quán cháo đậu phụ cà muối có tuổi đời gần 20 năm trong một con ngõ nhỏ phố Tây Sơn vẫn luôn đông khách và "cháy hàng" chỉ sau 3 tiếng mở cửa. Điều ấy khiến nhiều người thắc mắc, không biết vì sao một món ăn bình dân bán nơi vỉa hè lại có sức hút kỳ lạ đến vậy?

Hàng cháo đậu phụ cà muối nằm ngay ven hồ bán nguyệt trong một con ngõ nhỏ trên phố Tây Sơn (Hà Nội). Quán ăn này là của một bà lão năm nay đã gần 60 tuổi đời, “cơ ngơi” chỉ vỏn vẹn vài chiếc nồi hầm cháo, chum đựng cà muối, chảo rán đậu, dăm bộ bàn ghế, ít bát đũa cùng một tấm biển hiệu nhận biết khá đơn giản. Nhìn từ xa, hàng ăn này không có gì nổi bật, nếu không muốn nói là khá nhạt nhòa. Ấy vậy mà người tìm đến ăn cháo cứ nườm nượp, nhiều khách hàng trở nên "nghiện" cháo của quán lúc nào không hay.

DSC_8254-1bed4
Bát cháo đậu xanh đậu phụ cà muối ngon lành, được nhiều người cho là có khả năng giải nhiệt tốt.
Bí mật quán cháo "ngon-bổ-rẻ"

Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ cà muối là một món ăn vô cùng giản dị. Một bát cháo đặc, nấu nguyên từ hạt gạo cùng đậu xanh hoặc đậu đen, thêm ít đậu phụ rim hành và cà muối giòn tan bỗng trở thành một món ăn hấp dẫn, làm say lòng thực khách. Nhiều người quan niệm, món ăn này có khả năng thanh nhiệt nên thường được ưa chuộng vào mùa hè, nhất là những ngày nóng bức. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, giữa những ngày đông lạnh giá, nhiều người vẫn kiếm tìm một bát cháo đậu phụ cà muối để sống lại chút hương vị ấm áp của mùa hè.

Có lẽ cũng chính vì niềm yêu thích của người dân Thủ đô mà quán ăn vỉa hè của bà Chỉnh luôn đắt khách suốt gần 20 năm qua.

9h sáng, bà Chỉnh vừa hối hả phục vụ nốt lượt khách cuối cùng vừa tranh thủ dọn dẹp cửa hàng để trả lại không gian đi lại. Giá mỗi suất ăn tại đây dao động từ 5.000 đến 15.000 đồng, được nhiều khách hàng cho là rẻ so với mặt bằng chung tại khu vực trung tâm thành phố. 

Nói về việc buôn bán của mình, bà Chỉnh tự hào khoe, quán ăn luôn trong tình trạng "cháy hàng" sau khoảng 3 tiếng mở cửa. "Mỗi ngày tôi nấu 3 nồi cháo gồm đậu xanh, đậu đen để bán cùng đậu phụ và cà muối, thêm một nồi cháo thịt nữa, mỗi nồi dung tích khoảng 20kg, nhưng chỉ bán từ 6h đến 9h sáng là hết sạch" - bà Chỉnh nói.

DSC_8409-1bed4
Bát cháo đậu đen cà muối đầy đặn, giá chỉ 15.000 đồng

DSC_8417-1bed4
Đậu phụ rim hành bằng nước mắm Phú Quốc thơm ngon.

DSC_8267-1bed4

DSC_8418-1bed4
Chính vì những lý do đó mà quán cháo của bà Chỉnh luôn hút khách suốt gần 20 năm qua.

DSC_8262-1bed4
Giá của mỗi bát cháo tính theo khối lượng, càng ít nguyên liệu, giá càng rẻ, có khi chỉ còn 5.000 đồng/bát. 
Giá rẻ, song theo tính toán của một thực khách, nguyên liệu của món ăn này đều là các loại thực phẩm có giá bình dân nhất, cộng thêm việc bán hàng ở vỉa hè, tiết kiệm chi phí nên so với giá thành bán ra, chủ quán vẫn có thể thu lãi khoảng một nửa.
Giá mỗi suất ăn đầy đủ các nguyên liệu cháo, đậu phụ rim hành và cà muối chỉ 15.000 đồng. Bát cháo đầy đặn đến nỗi, đa số khách quen khi đến đây ăn đều yêu cầu chủ quán giảm bớt nguyên liệu. Giá cháo vì thế cũng có sự thay đổi, từ 15.000 đồng/suất, có khi chỉ còn 5.000 đồng.

Tuy nhiên, giá rẻ không phải là sức hấp dẫn duy nhất ở quán ăn này. Người ta tìm đến quán của bà Chỉnh phần nhiều vì lý do quen mặt, nhớ tên và "nghiện" cái vị cháo vừa đậm đà, nóng hổi, vừa thanh mát, ngọt lành.

Bà Thúy (76 tuổi, Tây Sơn, Hà Nội) chia sẻ, hầu như sáng nào bà cũng ăn tại đây vì giá cả hợp lý, món ăn vừa miệng. "Tôi ăn ở đây lâu lắm rồi, quán làm ăn tử tế, bà ấy nấu rất vừa ăn và ngon miệng", bà Thùy chia sẻ.

"Giá bán bình dân là một phần, cái duyên của người bán hàng và hương vị hấp dẫn của bát cháo mới chính là những điều làm nên sự thu hút riêng của quán cháo bình dân tồn tại suốt 20 năm tuổi ở mảnh đất Hà Nội này", ông Lê Trịnh Khiêm (một thực khách của quán) khẳng đinh. 

Người nấu cháo tài hoa vẫn chưa tìm được truyền nhân

Dù các loại nguyên liệu quen thuộc, giản dị và không cầu kỳ, song vẫn có dấu ấn riêng khiến người ăn nhớ mãi. Bát cháo của bà Chỉnh nấu từ thứ gạo dẻo thơm lừng, đậu xanh, đậu đen mềm và bở, cộng thêm cà muối chua, mặn vừa phải, giòn tan, thêm ít đậu phụ rim hành từ nước mắm ngon đặc sản Phú Quốc.

Nói về nghề của mình, bà Chỉnh kể: "Lúc đầu tôi mở quán bán cháo, nhiều người lạ lẫm, tò mò đến ăn thử. Mãi rồi nhiều người thành nghiện, cứ hỏi tôi bí quyết nấu cháo mà tôi chỉ cười xòa, nghề nấu ăn, sao truyền được bí quyết cho nhau".

DSC_8431-1bed4
Quán cháo chỉ có một mình bà Chỉnh vừa là chủ quán, vừa là nhân viên. Những lúc đông khách, bà luôn tay tất bật.

DSC_8423-1bed4
Ngoài bán hàng tại chỗ, bà còn tất tả chạy đi chạy lại, giao cháo cho những thực khách sống cùng con ngõ nhỏ trên phố Tây Sơn.

DSC_8261-1bed4
Nhiều người ăn mãi thành nghiện món cháo đậu phụ cà muối do bà Chỉnh nấu từ lúc nào không hay.

Ấy thế mà chỉ trò chuyện một lúc, bà Chỉnh thật thà chia sẻ bí kíp của mình. Theo bà, bát cháo đậu phụ cà muối muốn ngon thì trước hết phải chọn được gạo thơm, dẻo và mẩy hạt. "Khác với cháo trai mất công giã gạo, nấu cháo đậu cà phải dành thời gian ninh nhừ. Bát cháo đúng chuẩn là phải đặc sánh, hạt gao nở hoa đều, mịn và dẻo" - bà nói.

Riêng đậu xanh và đậu đen nấu cháo thì phải ninh vừa tầm, không để bị nát. "Cái hay của món cháo này là khi ăn, người ta vẫn nhận biết được sự khác biệt của từng loại nguyên liệu. Vì thế, đậu phải còn nguyên hạt, mềm dẻo dễ ăn".

DSC_8415-1bed4
Theo bà Chỉnh, cái khó của người nấu cháo là việc gia giảm gia vị sao cho vừa ăn. Vì thế ngay từ khâu muối cà, pha nước mắm rim hành, người nấu cũng cần tính toán sao cho khi các nguyên liệu kết hợp lại với nhau sẽ cho ra một thành phẩm tròn vị, không chua chát, mặn đắng mà ngọt bùi, đậm vị.
Nấu cháo thành danh ở khu phố Tây Sơn nhưng đến nay, bà Chỉnh vẫn chưa tìm được truyền nhân. Bà tâm sự: "Tôi mở quán cháo khi con cái đã lớn khôn và có sự nghiệp riêng. Gần 20 năm qua, cũng chỉ mình tôi lăn lội với nghề, chẳng biết còn bán được đến khi nào, thôi thì đến đâu, hay tới đó".

Lý giải về việc vì sao không đi tìm cho mình một truyền nhân, bà Chỉnh chỉ cười xòa: "Muốn món ăn bình dân được nhiều người nhớ đến thì trước hết, hương vị của nó phải có đôi chút khác biệt, đủ để tạo nên một dấu ấn nào đó. Món cháo đậu cà là một món rất dễ làm, vì thế, bất cứ ai khi đổ tâm huyết vào nấu, đều sẽ có được bát cháo như ý"

"Tôi không tìm truyền nhân nào hết vì truyền nhân của món này thì có vô số. Ngày nào tôi còn đủ sức đi bán thì tôi đi, không chỉ vì kiếm miếng cơm, manh áo mà còn vì niềm vui được cống hiến và giúp đỡ mọi người có một bữa sáng ngon miệng, đủ năng lượng cho một ngày làm việc mới" - bà Chỉnh chia sẻ

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Camera phát giác ăn trộm điện thoại tại sân bay Nội Bài

Thấy một khách nam sạc điện thoại iPhone 5S trong nhà hàng, hành khách Lê Thị Hảo đã lừa nhân viên phục vụ, mạo nhận là chủ nhân để lấy đi.
Chiều 25/7, hành khách Phạm Văn Hiệp (Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đi chuyến bay từ sân bay Nội Bài vào TP HCM trình báo bị mất một điện thoại iPhone 5S màu vàng khi đang sạc pin tại một nhà hàng ở tầng 2, sảnh E, sân bay quốc tế Nội Bài.
Đội An ninh cơ động rà soát hình ảnh camera, phát hiện một phụ nữ mặc váy đen chấm bi màu trắng cầm chiếc điện thoại giống như miêu tả tại phòng chờ cách ly sảnh E và đã làm việc với chị này.
anh1-8597-1437998392.jpg
Sân bay Nội Bài đã được tăng cường camera giám sát để chống trộm cắp. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Nữ hành khách Lê Thị Hảo (32 tuổi) thừa nhận khi đang ngồi uống cà phê tại nhà hàng ở sảnh E nhìn thấy vị khách nam nhờ sạc điện thoại tại quầy thu ngân. Lợi dụng lúc người thanh niên không để ý, Hảo ra chỗ nhân viên thu ngân nhận là của mình và mang vào khu vực cách ly.
Hiện, Cảng vụ hàng không miền Bắc đã lập biên bản bàn giao hồ sơ cùng tang vật cho Đồn công an sân bay quốc tế Nội Bài.
Cũng trong ngày 25/7, hành khách Nguyễn Văn Đức đánh rơi 2 dây chuyền vàng trên ghế ngồi tại nhà ga T2. Trong khi vệ sinh sàn, nhân viên vệ sinh Nguyễn Thị Tuyến nhặt được song không khai báo theo quy định mà tự ý cất tại tủ đồ cá nhân trong phòng vệ sinh nữ.
Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu công ty chủ quản có biện pháp xử lý kỷ luật đối với bà Tuyến
.Giá cân điện tử 60 tấn | Giá cân điện tử 80 tấn | Giá cân điện tử 100 tấn | Giá cân điện tử 120 tấn | Giá cân điện tử 150 tấn | Giá cân điện tử 40 tấn

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Sài Gòn 'teo' dần vì sạt lở

Riêng quận 9 có khoảng 40 ha đất bị nhấn chìm trong hơn chục năm, khu vực ngoại thành khác cũng liên tục bị sạt lở bờ sông khiến diện tích TP HCM đang bị giảm dần.
Trong một tháng qua đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn TP HCM. Mới đây nhất, tối 9/7, khu đất gần 400 m2 tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nước nhấn chìm xuống sông Mương Chuối. Toàn bộ nhà số 4/41 rộng hơn 100 m2 biến mất sau một đêm.
Một vụ sạt lở khác hôm 4/7 tại huyện này làm khoảng 1.000 m2 đất ở xã Hiệp Phước biến thành sông, 11 người trong hai căn nhà liền kề may mắn thoát chết. Trước đó 3 ngày, đoạn bờ sông rộng khoảng 2.000 m2 ở cuối đường số 7 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) kéo theo căn nhà kiên cố cùng đôi vợ chồng và con trai 3 tuổi xuống sông nhưng may mắn được cứu sống.
sat-lo.jpg
Vụ sạt lở nhấn chìm 2.000 m2 đất xuống sông khuya 1/7 ở quận Thủ Đức. Ảnh: Duy Trần.
Theo khu quản lý đường thủy nội địa TP HCM, từ tháng 5 đến nay đã phát sinh 8 điểm nâng số điểm sạt lở lên 45. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một. 
Tại quận 9, Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ với năm 2003 đến nay đã có hơn 40 ha đất tại phường Long Phước và Long Bình bị sạt lở. Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vì nạn khai thác cát lậu dọc 22 km bờ sông. Trong 4 tháng đầu năm, lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ 8 phương tiện khai thác cát nhưng chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính.
"Nhiều người mua cả nghìn m2 đất, có số hồng hẳn hỏi nhưng hiện bị nước nhấn chìm hết, coi như mất trắng", anh Phương sống lâu năm ở khu phố Trường Khánh (phường Long Phước) nói.
Theo phản ánh của người dân, gần đây tình trạng sạt lở tại Cù Lao Dừa, thuộc phường Long Trường, cũng bắt đầu xuất hiện. Hơn một tháng qua có hàng chục m2 đất chìm xuống sông, nước ăn sâu vào Cù Lao Dừa 2-5 m và kéo dài hàng chục m.
"Tình trạng này trước đây chưa từng xảy ra, chỉ từ khi xuất hiện những chiếc ghe lạ đến khai thác cát. Chúng tôi rất lo lắng và mong chính quyền sớm ngăn chặn cát tặc để chống sạt lở", anh Lê Văn Ngói - người dân ở đây cho biết.
cat.jpg
Tình trạng khai thác cát lậu dọc bờ sông trên địa bàn quận 9 được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ sạt lở. Ảnh: Trung Sơn.
Ngoài ra, việc khai thác cát và nạo vét duy tu luồng tuyến đường thủy nội địa sông Đồng Nai cũng gây sạt lở bờ sông ở quận 9 khiến người dân phản ứng gay gắt. Giữa tháng 6, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân yêu cầu Công ty Cổ phần Hàng hải và Đầu tư phát triển Hiệp Phước - chủ đầu tư - đình chỉ ngay toàn bộ dự án Nạo vét, duy tu tuyến luồng đường thủy nội địa Quốc gia sông Đồng Nai (qua địa bàn TP HCM) cho đến khi cơ quan chức năng có kết luận chính thức về vụ việc.
Riêng tại huyện Nhà Bè, từ đầu năm đến nay đã có 3 vụ sạt lở lớn cuốn trôi hàng nghìn m2, cả chục căn nhà, tài sản... xuống sông. Tại sông Mương Chuối, đoạn qua xã Nhơn Đức, dài khoảng 600 m nước xoáy sâu vào bờ tạo những hàm ếch, nhiều điểm bị sạt lở nước ăn sâu vào đất liền 5-7 m. Hàng dừa nước dọc bờ nhiều cây đã đổ ập xuống lòng sông chỉ còn ngoi lên phần ngọn. Ở phần đất bên trên xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài, được người dân rào lại và cấm trẻ em đến gần. Những căn nhà gần bờ sông nứt nẻ, đối diện nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào.
Nhà bà Nguyễn Thị Hoài, xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) hiện chỉ còn cách bờ gần 10 m khi sông đã ăn sát đến sân nhà. Các vết nứt nẻ trên tường, nền nhà kéo dài và rộng hơn. "Hồi trước tôi xây nhà cách mép sông cả trăm mét nhưng cứ mỗi tháng sạt cỡ gang tay nên giờ bước ra cửa là tới bờ sông. Mất đất sản xuất tiếc lắm nhưng cũng không lo bằng việc sạt lở có thể kéo cả căn nhà là cơ đồ vợ chồng tui dành dụm, xây cất nửa đời người", bà Hoài chia sẻ.
sat-lo-nha-be-9427-1437621980.jpg
Một cây dừa bị nhấn chìm chỉ còn phần ngọn ngoi lên mặt nước ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. Ảnh: Duy Trần.
Nhà sát bên, bà Đoàn Kim Yến nói rằng các nhà khác ở đây đã nằm dưới đáy sông, một số gia đình phải dọn đi nơi khác tránh lưỡi hái của “hà bá”. "Người ta ở đây chắc mất cũng mấy hecta đất rồi, giờ khu này chỉ còn lại vài căn nhà. Tui và mấy người đang tính chuyện dọn đi cho an toàn, chớ ở lại cũng không còn đất sản xuất…", bà Yến tỏ ra lo lắng.
Trước thực trạng này, cơ quan chức năng huyện Nhà Bè đã lên kế hoạch di dời khẩn cấp gần 1.000 người sống ven sông rạch như sông Kinh, Cần Giuộc, kênh Lộ… Ở các điểm có nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương cũng cho cắm các biển cảnh báo người dân và phương tiện qua lại. Bên cạnh đó huyện cũng tính chuyện xây bờ kè ngay điểm sạt lở 600 m để giữ đất, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, ngoài tình trạng khai thác cát bừa bãi thì việc xây cất lấn chiếm sông, kênh rạch làm thu hẹp dòng chảy dẫn đến gia tăng lưu tốc, biến đổi dòng chảy cục bộ là những nguyên nhân gây sạt lở trên địa bàn thành phố.
Để giải quyết tình trạng này, từ đầu năm UBND TP đã bố trí kế hoạch vốn và giao Khu quản lý đường thủy nội địa thành phố làm chủ đầu tư 12 dự án cấp bách chống sạt lở. "Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng rất chậm, gây khó khăn cho việc thi công. Một số dự án chống sạt lở sông rạch đã được triển khai thi công cách đây hơn 2 năm nhưng chưa hoàn thành vì vướng giải tỏa mặt bằng", đại diện Khu quản lý đường thủy nội địa TP HCM cho biết.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Kho chứa gas nổ như bom

Kho chứa bình gas bất ngờ phát nổ khiến hàng trăm người dân xung quanh bỏ chạy tán loạn. Sau hỏa hoạn, nhà kho bị thiêu rụi, đổ sập gần như hoàn toàn.
Khoảng 16h45 chiều 24/7, nhiều người dân thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) nghe tiếng nổ lớn như bom phát ra từ kho chứa bình gas. Nhiều hộ dân ở gần khu vực vụ nổ tỏ ra hoảng loạn bỏ chạy.
 
Kho chứa gas đặt tại thôn Lại Thế là của cơ sở gas Thanh Bình (trụ sở đóng tại số 148 Nguyễn Sinh Cung, TP Huế). Thời điểm trên có 4 công nhân đang làm việc phía trong, may mắn chạy kịp ra ngoài nên không bị thương.
 
Hơn 10 phút sau vụ nổ, 3 xe chữa cháy của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế được điều đến hiện trường bắt đầu phá cửa kho, xịt vòi rồng dập tắt đám cháy.
 
Thời điểm xảy ra vụ nổ bên trong có hơn 100 bình gas. Đám cháy đã làm toàn bộ nhà kho rộng hơn 100 m2 gần như bị thiêu rụi.Cân ô tô điện tử 40 tấn | Cân ô tô điện tử 60 tấn | Cân ô tô điện tử 80 tấn
 
30 phút sau đám cháy được dập tắt, lực lượng cứu hộ nhanh chóng vận chuyển những bình gas chưa phát nổ ra ngoài để tránh trình trạng xì khí gas, đề phòng ngọn lửa có thể bùng phát trở lại.
 
Hàng trăm bình gas được vận chuyển ra ngoài, tránh xa khu vực có đám cháy. "Có ít nhất 10 tiếng nổ lớn như bom phát ra từ khu vực nhà kho", một người dân nói.
 
Một số người có mặt tại hiện trường cho rằng, nguyên nhân vụ nổ có thể do công nhân bên trong kho đang sang chiết gas thì gặp sự cố.
 
Hơn 18h cùng ngày, công tác cứu hộ kho chứa gas hoàn tất. Tuy nhiên, hệ thống tường bao quanh nhà kho bị cháy đen, một số chỗ bị đổ sập; phần mái tôn phía sau kho chứa bị biến dạng.
 
Áp lực lớn của vụ nổ khiến một số bình gas bị đánh bật ra ngoài, văng cách hiện trường gần 10 mét.
 
Nhiều mảng tôn cùng một số bộ phận của hệ thống quạt gió lắp bên trong nhà kho bị thổi bay, biến dạng. Nguyên nhân hỏa hoạn đang được điều tra.