Gần 100 năm tuổi, THPT Châu Văn Liêm nổi tiếng là ngôi trường lâu đời nhất thành phố Cần Thơ. Chúng tôi tìm về đây chỉ ít ngày sau khi có quyết định tạm dừng việc đập bỏ, xây mới ngôi trường này... Và cảm nhận đầu tiên khi bước vào trường chính là vẻ đẹp cổ xưa, hoài niệm.
Thời gian gần đây, thông tin về ngôi trường lâu đời nhất miền Tây Nam Bộ với gần 100 năm tuổi có thể sẽ bị đập bỏ để xây mới đã làm dấy lên không ít ý kiến trái chiều. Dẫu biết việc xây mới sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, nhưng dẫu sao, ngôi trường Châu Văn Liêm này cũng đã tồn tại và gắn liền với cuộc sống của không biết bao nhiêu thế hệ vùng sông nước trong suốt gần 1 thế kỷ qua. Nơi này còn là cái nôi đã tạo ra rất nhiều những con người kiệt xuất và lưu giữ vô số kỷ niệm quý giá và đẹp đẽ của thời học sinh, vậy nên thông tin đã khiến các thầy cô cho đến học sinh và cựu học sinh của trường không khỏi bồi hồi, luyến tiếc.
Dù rằng ngày 10/7 vừa qua, trước nhiều phản hồi của người dân và những thế hệ học sinh ở đây, đã có thông tin tạm dừng dự án xây mới trường Châu Văn Liêm để lấy ý kiến, thế nhưng, người ta đã bắt đầu sực mình nhận ra rằng, trường thật sự đã rất cũ và biết đâu, việc xây lại là không thể tránh khỏi.
Vậy nên, trong những ngày qua, rất nhiều học sinh và cựu học sinh lâu năm của trường THPT Châu Văn Liêm đã từ khắp mọi nơi phải quay về để được nhìn và chụp những tấm ảnh rất có thể là cuối cùng của lớp học, của mái trường xưa.
Trường Châu Văn Liêm vào những năm 1930.
Và chúng tôi cũng đã lặn lội từ TP.HCM xuống Cần Thơ để được tận mắt nhìn thấy một trong những ngôi trường cổ nhất xứ Đông Dương vẫn còn duy trì và hoạt động. Dù đã biết trước như thế, nhưng thật lòng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ vì sự bình yên và vẻ đẹp vẫn còn rõ nét trong lối kiến trúc sắc sảo từ thời Pháp đến ngày hôm nay.
Bắt đầu xây dựng từ năm 1917 đến nay, tuy đã trải qua 2 lần đổi tên và khoảng gần 10 lần trùng tu, sửa chữa, nhưng toàn bộ nét kiến trúc của ngôi trường này vẫn được giữ nguyên vẹn. Thậm chí màu sơn của trường dù đã cũ, lên rêu phong, nhưng vẫn giữ được cái màu cơ bản và quen thuộc trong hầu hết các công trình kiến trúc của thời Pháp.
Xưa kia đây là cổng sau của trường, nhưng nay lại là hướng đi ra cổng chính.
Trường Châu Văn Liêm có tổng cộng 3 dãy nhà ngang, mỗi dãy có 2 tầng với chiều dài khoảng 75m, rộng 12m. Đặc biệt có đến 2 khoảnh sân rất rộng để làm nơi vui chơi, bóng rổ, cầu lâu dành cho các bạn học sinh. Dù đứng dưới sân trường vào một buổi sáng nắng gắt, nhưng vẫn không hề cảm thấy oi một chút nào bởi xung quanh có rất nhiều những góc xanh che mát. Đó chính là những gốc bàng, gốc sứ, gốc thông,... thậm chí là có cả những gốc đa hàng chục, hàng trăm năm tuổi xõa bóng che mát toàn bộ sân trường, tạo một cảm giác vô cùng dễ chịu và hết sức đáng yêu.
Bóng mát được bao phủ toàn bộ sân trường tạo nên một vẻ đẹp và một cảm giác vô cùng dễ chịu.
Gốc đa già nằm một góc trong sân, hiện nó đang tạo bóng mát cho các bạn học sinh vào những buổi chào cờ đầu tuần.
Do được xây dựng từ thời Pháp, nên khi nhìn quanh một vòng, bạn sẽ cảm thấy ngôi trường này có một sự quen thuộc rất lớn. Bởi nó có nhiều nét tương đồng trong thiết kế và nhiều họa tiết trang trí tương tự với các trường Lê Quý Đôn, Lê Hồng Phong (TP.HCM) hay Quốc Học, Hai Bà Trưng của Huế,... Rõ ràng nhất là ở những bộ khung thiết kế kiểu cổ với nhiều dãy nhà nối liền, mái ngói,... và các khung cửa sổ được sử dụng dạng lá sách truyền thống, màu sơn vàng pha,... chuẩn theo lối kiến trúc của thời kỳ này. Để tìm được một ngôi trường vẫn giữ được trọn vẹn những đặc điểm này quả là điều không dễ.
Các dãy phòng học gần như được giữ nguyên như trước.
Chiếc cầu thang gỗ dẫn lên dãy nhà đầu tiên được giữ y nguyên bản.
Dãy phòng học trải dài một khoảng sân trường.
Hàng cửa sổ quen thuộc thường thấy trong các trường cùng xây dựng thời Pháp.
Trường có đến 3 dãy nhà nằm cắt ngang, mỗi dãy là có những cánh cổng cách ngăn như thế này.
Một góc nhìn từ phòng học vô cùng lãng mạn và cổ kính.
Dãy phòng học trải dài một khoảng sân trường.
Hàng cửa sổ quen thuộc thường thấy trong các trường cùng xây dựng thời Pháp.
Trường có đến 3 dãy nhà nằm cắt ngang, mỗi dãy là có những cánh cổng cách ngăn như thế này.
Một góc nhìn từ phòng học vô cùng lãng mạn và cổ kính.
Dù đang ở thời điểm trưa hè oi bức, nhưng đứng dưới sân trường này thì lúc nào cũng cảm thấy mát mẻ và dễ chịu bởi hàng cây cổ thụ nằm khắp sân trường.
Khoảng sân trước cũng được các bạn học sinh tận dụng làm sân chơi và bóng rổ.
Những cánh cổng hình vòng cung thế này nhìn thẳng ra sân trường đầy nắng qủa thật là vô cùng bình yên.
Trong những ngày này đã có rất nhiều cựu học sinh từ khắp mọi nơi đổ về để lưu lại những bức ảnh với ngôi trường cổ kính này.
Nơi đong đầy vô số những ký ức đáng nhớ của tuổi học trò.
Dãy cửa sổ trên phòng học ở tầng 1 luôn được mở và hướng thẳng ra khoảng sân đầy nắng.
Khu vườn xanh mát nằm cạnh sân bóng rổ với bức tượng của Châu Văn Liêm được đặt ngay chính diện.
Các lớp cửa sổ, lỗ thông gió cũng đều giữ được lối kiến trúc mang phong cách đặc trưng của thời Pháp. (Ảnh: Kim Thanh)
Các lớp cửa sổ, lỗ thông gió cũng đều giữ được lối kiến trúc mang phong cách đặc trưng của thời Pháp. (Ảnh: Kim Thanh)
Dãy tường cũ đã bị xuống cấp theo năm tháng.
Bạn Ngọc Hiền học sinh của trường chia sẻ: "Lúc đầu mình nghe cũng hết hồn, sau đó thì bồi hồi, chút tiếc nuối khi nghĩ đến cảnh trường có thể bị đập đi. Dù sao mình cũng đã gắn bó với ngôi trường này suốt thời cấp 3 rồi còn gì. Chưa kể thầy cô làm việc lâu năm ở đây chắc còn tiếc hơn!
Phải giữ lại trường để sau này mình còn có cái mà quay về, quay lại những ký ức cũ giống như các bạn khác. Nhớ những buổi trưa nắng nóng ôn bài dưới sân hay có những góc bí mật mà mình hay tới. Chứ còn trường mới được xây xong chắc quay về chẳng còn giữ được cái cảm giác của trước đây".
Khu vườn do các thầy cô ở trường chăm sóc.
Dãy nhà riêng được dựng làm phòng cho Hiệu trưởng, Hiệu phó và văn phòng chờ của thầy cô.
Dãy nhà riêng được dựng làm phòng cho Hiệu trưởng, Hiệu phó và văn phòng chờ của thầy cô.
Ngôi trường này không chỉ đẹp ở bên trong, mà bên ngoài còn là nơi gắn liền với nhiều hồi ức đáng nhớ khác của người dân quanh đó.
Cổng sau trước đây là cổng chính của trường vẫn được giữ nguyên bản như trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét