Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Lời “tự phê độc quyền” của bác Dương Trung Quốc

“Lâu nay, mọi thất thoát lãng phí hay tham ô ngân sách của nhà nước chỉ dồn hết trách nhiệm vào Chính phủ, Quốc hội và đại biểu Quốc hội luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp”.
 >> “Quốc hội phải liên đới trách nhiệm về tham ô, thất thoát ngân sách”
(Đại biểu Dương Trung Quốc)
(Đại biểu Dương Trung Quốc)
Đó là lời “nhận lỗi” của bác Dương Trung Quốc, một Đại biểu kỳ cựu và cũng là người phát biểu cuối cùng  trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội những ngày vừa qua.
Đúng và tuyệt vời đúng.
Nói đúng bởi ngay tại Điều 1 - Luật Tổ chức Quốc hội 2001 đã qui định nhiệm vụ và quyền hạn: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Và tại Điều 2. 3: “Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Như vậy đã rất rõ.
Là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc hội “giám sát tối cao về toàn bộ hoạt động của nhà nước”. Đó là nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn.
Song, quyền luôn đi với trách nhiệm. Nếu như quyền lực không gắn với trách nhiệm, quyền lực sẽ dễ trở nên chuyên quyền, độc đoán và vô trách nhiệm.
Tuy nhiên, do nguyên nhân nào đó mà lâu nay, Quốc hội và Đại biểu Quốc hội, nói như lời bác Quốc là “luôn tự cho mình vô can trong những sai phạm của bộ máy hành pháp”. Đây là điều không hợp lý và đã được một vị đại biểu của Quốc hội thẳng thắn chỉ ra.
Không dừng ở đó, trong lời “tự phê”, bác Quốc còn nhấn mạnh nhiệm vụ “giữ tay hòm chìa khoá” cho nhân dân của Quốc hội và lập luận hiệu quả sử dụng ngân sách trước tiên thuộc về Quốc hội và Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như người được ủy thác. Còn Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Trong phát biểu của mình, bác Quốc còn thừa nhận rằng bản thân bác và một số đại chưa hiểu am hiểu sâu về lĩnh vực kinh tế nên dẫn đến tình trạng: “Với cơ cấu Quốc hội nước ta hiện nay, số người am hiểu về kinh tế chi tiêu ngân sách chủ yếu là những thành viên của bộ máy hành pháp tham gia Quốc hội rất dễ thỏa hiệp với Chính phủ”.
Nói như thế là sòng phẳng với dân, với Chính phủ  và với chính Quốc hội.
Không chỉ lĩnh vực kinh tế, mình thấy còn một lĩnh vực nữa luôn được Quốc hội nêu ra khá gay gắt trong mỗi kỳ họp là chống tham nhũng.
Thế nhưng thực tình mà nói, cho đến nay hình như mình mới chỉ thấy năm 2007, có ông đại biểu  Mạc Kim Tôn (Thái Bình) bị bắt giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chứ chưa thấy bất cứ một đại biểu hay đoàn đại biểu Quốc hội nào phát hiện ra một vụ tham nhũng ở địa phương mình hay ở địa bàn mình ứng cử.
Hi vọng rằng tới đây, tinh thần “tự phê” sẽ mở rộng sang lĩnh vực này và không còn là “độc quyền” của Đại biểu Dương Trung Quốc, phải không các bạn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét