Rất nhiều độc giả đã chia sẻ câu chuyện về chú chó của chính mình, cũng là một nạn nhân của bọn trộm chó. "Chú chó của mình cũng đã trở về, và đã bị giết, mình tự hỏi nó sinh ra để được yêu thương, để làm bạn hay để chiến đấu cho sự sống còn của chính nó?", một bạn đọc chia sẻ.
Những chú chó kiên cường trở về để rồi lại bị tìm giết lần nữa
Qua những câu chuyện mà bạn đọc gửi về, chúng tôi hiểu rằng Pốp không phải là chú chó đầu tiên bị bọn cẩu tặc tìm cách đánh, giết nhiều lần cho đến chết. Đau lòng hơn, những chú chó khi bị bắt đã tìm mọi cách trở về dù phải bị thương tật rất nặng, nhưng rồi sau khi gia đình điều trị hồi phục vết thương, thì bọn cẩu tặc vẫn không buông tha mà cố tìm bắt, giết lần nữa.
Độc giả tên Nguyễn Minh Anh chia sẻ, chú chó nhà bạn cũng cũng kiên cường và mạnh mẽ như Pốp để trở về nhà, nhưng rồi lại bị bắt lần nữa. Minh Anh cho biết: "Nhà mình là dân buôn bán ở chợ nên cứ mỗi sáng đi bán là chú chó nhà lại chạy theo mọi người ra chợ, nó cứ đi loanh quanh chợ đến trưa lại cùng mọi người về nhà. Đến một ngày, khi tới giờ ăn vào buổi tối thì không thấy nó đâu nữa nên biết chắc rằng nó đã bị người ta bắt đi mất, ai cũng buồn và cũng nghĩ rằng không thể tìm thấy được nó. Nhưng bỗng nhiên mấy ngày sau, nó trở về, nhưng nó về với bộ dạng rất đáng thương, trên cổ nó vẫn còn sợi dây dù bị ai đó trói lại, và điều khủng khiếp nhất là đầu nó be bét máu, trên đỉnh đầu mất đi một mảng nhỏ xương sọ, đến nỗi thấy cả não bên trong, nhưng nó vẫn sống và cố gắng trở về. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã cố gắng để trở về với gia đình đã nuôi lớn nó. Sau đó mình đã phải mua thuốc để chữa lành vết thương cho nó, vài tháng sau khi nó lành bệnh, dù đã cố gắng khóa cửa cẩn thận không cho nó đi theo ra chợ nữa, nó vẫn tìm cách để đi theo mọi người, để rồi cuối cùng lại bị bắt lần nữa. Và lần này dù có hy vọng cách mấy thì nó cũng không về nữa, bây giờ mình vẫn rất buồn khi nhớ lại chuyện này".
"Chú chó của mình trở về nhưng trên cổ nó vẫn còn sợi dây dù bị ai đó trói lại, và điều khủng khiếp nhất là đầu nó be bét máu..." - (Ảnh minh họa)
Câu chuyện về chú chó tên Póc của bạn đọc có nick HayleyGilbert cũng đau thương như vậy. Chú chó mẹ của Póc đã bị bắt làm thịt nên gia đình bạn Hayley đã khóa cửa rất cẩn thận. Nhưng một lần khi bà ngoại của bạn ra khỏi nhà, bọn trộm đã bẻ khóa rồi vào nhà bắt chú Póc đi mất. Cả gia đình đều khóc khi biết tin dữ, vài ngày sau, mọi người thấy Póc đứng trước cửa với cái chân bị rách thịt và nhiễm trùng. Póc được đưa lên thành phố để khâu viết thương và hồi phục. Một thời gian sau gia đình lại đem Póc về quê nhưng rồi bọn cẩu tặc đã quay trở lại thuốc chết chú chó nhỏ.
"Nhà mình cũng có một bé tên Lộc, cũng bị tụi trộm chó bắt đi, nhưng vài ngày sau Lộc quay về với vết thương như dao chém trên cổ, rất sâu, tới tận xương nhưng em vẫn biết tìm về nhà. Những ngày sau, mình mua kháng sinh rắc vào vết thương, khoảng một tháng thì hết. Nhưng không phải lần nào cũng may mắn, lần này tụi trộm chó lại cho em ăn thuốc nhưng em chạy vào nhà mới chết, nhớ lại thương em nó làm sao. Lộc của mình nhìn y chang bé Pốp", bạn Lê Anh Thư kể lại.
Bạn đọc cho biết chú chó của họ cũng từng bị bắt và không quay về nữa.
Nhớ lại chuyện đau lòng, bạn Trần Minh Luân, cũng là một sinh viên đi học xa nhà, cho biết: "Con Ki nhà mình cũng bị đánh bả, nó biết sắp chết nên cố lết về nhà, nhìn thấy ba mẹ mình rồi mới yên lòng tắt thở. Tối đó cũng là lúc mình mới được về nhà lần đầu sau khi đi học xa vào năm nhất. Mình về muộn, tới nhà ba mẹ đã đem chôn nó rồi. Cảm giác như mất đi một đứa em đã sống cùng với mình bao nhiêu năm, đến lần gặp cuối còn không được..."
"Cầm tiền đến chuộc, không thì đập đầu chó chết ngay!"
Ngoài việc đánh bả, bắt chó để giết thịt, những kẻ trộm đã lợi dụng tình cảm của người chủ với chú chó để yêu cầu một món tiền chuộc khá cao. Ngày 21/4 vừa qua, bạn Nguyễn Thụy Như Quỳnh (nhuquynh361...@yahoo.com) cũng kể lại chuyện chú chó bị cẩu tặc lấy thòng lọng kéo đi vào 11h đêm. Quỳnh và chị gái đã tìm kiếm chú chó trong đêm thì được mọi người chỉ sang khu Cầu Kiệu (Thanh Đa, Quận Bình Thạnh) để đưa tiền cò và số điện thoại để sáng mai đến chuộc lại chó, nếu không chú chó sẽ bị đập đầu giết ngay. Như Quỳnh kể lại: "Vì thương con chó nên bọn trộm đòi giá cao thì chị mình cũng chuộc. Tiền chuộc lên đến 2,8 triệu. do bọn trộm nói 1 ký thịt thì 200 nghìn, chú chó nhà mình nặng 14 ký nên tiền chuộc rất cao. Khi dắt chó về, nó run cầm cập vì sợ. Về đến nhà thì nhảy lên nhảy xuống chạy quanh khắp nhà thấy thương luôn. Mặt mũi thì bị thương, chảy máu, tróc da nhiều chỗ...."
Một bạn đọc ở Thừa Thiên Huế, có nick bobobibi cũng cho biết bạn phải chuộc chó khi chú chó bị nhốt vào cũi chuẩn bị làm thịt. "Lần đó chó nhà mình còn nhỏ, khi thấy mẹ mình chạy xe đi làm, nó đã chạy theo phía sau rồi bị lạc mất, nó bị nhốt trong cũi và bị đánh đập. Sở dĩ gia đình mình biết vì trong một lần bà ngoại mình đi ăn sáng đã ghé ngang quán thịt chó và thấy chú chó nhà ở trong cũi cào cào liên tục, vẫy đuôi và sủa gọi bà. Gia đình mình đã đem tiền lên chuộc chú chó về trước khi nó bị giết thịt. Về nó sợ rúm đuôi cứ núp trong nhà không đi đâu, sau này thành thói quen, cứ đụng vào người là giật mình. Còn một lần nhà mình sửa cổng, chưa lắp cổng vào được. Đêm 2h sáng mình với chị mình nghe thấy nó kêu gào, chạy ra thì có 2 thằng trộm, 1 thằng rồ xe đứng sẵn ở ngoài, 1 thằng cầm dây thòng qua cổ nó mà kéo, mình với chị mình đứng sững trong nhà không dám làm gì, ba mình cầm chổi từ trong nhà chạy ra dọa rồi gọi hàng xóm. Rất may chó nhà mình xích rồi nên nó lôi không được".
Làm thế nào để những chú chó không còn phải chiến đấu mỗi ngày chỉ để được sống? Làm thế nào để chúng không cần phải tự vệ, cảnh giác mà có thể vô tư chạy nhảy vui đùa nhưng vẫn không biến thành miếng thịt trên bàn ăn?
Từ sau câu chuyện của chú chó Pốp anh hùng, hàng ngàn câu chuyện về những chú chó nằm chết ngoài sân, những chú chó bị tóm gọn trong dây thòng lọng hay bị nhồi nhẹt trong xe chở chó... vẫn đang ngày ngày được chia sẻ trên mạng. Bởi lẽ, hình ảnh Pốp sao lại giống với chú chó trong gia đình chúng ta thế, bởi lẽ câu chuyện ấy, rất nhiều người đã từng trải qua, họ thấu hiểu cho cô Lượng (chủ nhân của Pốp) trước sự ra đi tức tửi của chú chó mình yêu quý.
Dường như, còn rất nhiều những Pốp, Mic, Ki... trong các câu chuyện ám ảnh khác nữa. Những câu chuyện luôn có một kết thúc thật buồn với hình ảnh chú chó nằm im ngoài sân nhà vì bị đánh bả, hoặc đau đớn kêu lên một tiếng trước khi bị quấn dây vào cổ và kéo rê trên đường đến lò mổ
Qua những câu chuyện mà bạn đọc gửi về, chúng tôi hiểu rằng Pốp không phải là chú chó đầu tiên bị bọn cẩu tặc tìm cách đánh, giết nhiều lần cho đến chết. Đau lòng hơn, những chú chó khi bị bắt đã tìm mọi cách trở về dù phải bị thương tật rất nặng, nhưng rồi sau khi gia đình điều trị hồi phục vết thương, thì bọn cẩu tặc vẫn không buông tha mà cố tìm bắt, giết lần nữa.
Độc giả tên Nguyễn Minh Anh chia sẻ, chú chó nhà bạn cũng cũng kiên cường và mạnh mẽ như Pốp để trở về nhà, nhưng rồi lại bị bắt lần nữa. Minh Anh cho biết: "Nhà mình là dân buôn bán ở chợ nên cứ mỗi sáng đi bán là chú chó nhà lại chạy theo mọi người ra chợ, nó cứ đi loanh quanh chợ đến trưa lại cùng mọi người về nhà. Đến một ngày, khi tới giờ ăn vào buổi tối thì không thấy nó đâu nữa nên biết chắc rằng nó đã bị người ta bắt đi mất, ai cũng buồn và cũng nghĩ rằng không thể tìm thấy được nó. Nhưng bỗng nhiên mấy ngày sau, nó trở về, nhưng nó về với bộ dạng rất đáng thương, trên cổ nó vẫn còn sợi dây dù bị ai đó trói lại, và điều khủng khiếp nhất là đầu nó be bét máu, trên đỉnh đầu mất đi một mảng nhỏ xương sọ, đến nỗi thấy cả não bên trong, nhưng nó vẫn sống và cố gắng trở về. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã cố gắng để trở về với gia đình đã nuôi lớn nó. Sau đó mình đã phải mua thuốc để chữa lành vết thương cho nó, vài tháng sau khi nó lành bệnh, dù đã cố gắng khóa cửa cẩn thận không cho nó đi theo ra chợ nữa, nó vẫn tìm cách để đi theo mọi người, để rồi cuối cùng lại bị bắt lần nữa. Và lần này dù có hy vọng cách mấy thì nó cũng không về nữa, bây giờ mình vẫn rất buồn khi nhớ lại chuyện này".
"Chú chó của mình trở về nhưng trên cổ nó vẫn còn sợi dây dù bị ai đó trói lại, và điều khủng khiếp nhất là đầu nó be bét máu..." - (Ảnh minh họa)
"Nhà mình cũng có một bé tên Lộc, cũng bị tụi trộm chó bắt đi, nhưng vài ngày sau Lộc quay về với vết thương như dao chém trên cổ, rất sâu, tới tận xương nhưng em vẫn biết tìm về nhà. Những ngày sau, mình mua kháng sinh rắc vào vết thương, khoảng một tháng thì hết. Nhưng không phải lần nào cũng may mắn, lần này tụi trộm chó lại cho em ăn thuốc nhưng em chạy vào nhà mới chết, nhớ lại thương em nó làm sao. Lộc của mình nhìn y chang bé Pốp", bạn Lê Anh Thư kể lại.
Bạn đọc cho biết chú chó của họ cũng từng bị bắt và không quay về nữa.
Nhớ lại chuyện đau lòng, bạn Trần Minh Luân, cũng là một sinh viên đi học xa nhà, cho biết: "Con Ki nhà mình cũng bị đánh bả, nó biết sắp chết nên cố lết về nhà, nhìn thấy ba mẹ mình rồi mới yên lòng tắt thở. Tối đó cũng là lúc mình mới được về nhà lần đầu sau khi đi học xa vào năm nhất. Mình về muộn, tới nhà ba mẹ đã đem chôn nó rồi. Cảm giác như mất đi một đứa em đã sống cùng với mình bao nhiêu năm, đến lần gặp cuối còn không được..."
Ngoài việc đánh bả, bắt chó để giết thịt, những kẻ trộm đã lợi dụng tình cảm của người chủ với chú chó để yêu cầu một món tiền chuộc khá cao. Ngày 21/4 vừa qua, bạn Nguyễn Thụy Như Quỳnh (nhuquynh361...@yahoo.com) cũng kể lại chuyện chú chó bị cẩu tặc lấy thòng lọng kéo đi vào 11h đêm. Quỳnh và chị gái đã tìm kiếm chú chó trong đêm thì được mọi người chỉ sang khu Cầu Kiệu (Thanh Đa, Quận Bình Thạnh) để đưa tiền cò và số điện thoại để sáng mai đến chuộc lại chó, nếu không chú chó sẽ bị đập đầu giết ngay. Như Quỳnh kể lại: "Vì thương con chó nên bọn trộm đòi giá cao thì chị mình cũng chuộc. Tiền chuộc lên đến 2,8 triệu. do bọn trộm nói 1 ký thịt thì 200 nghìn, chú chó nhà mình nặng 14 ký nên tiền chuộc rất cao. Khi dắt chó về, nó run cầm cập vì sợ. Về đến nhà thì nhảy lên nhảy xuống chạy quanh khắp nhà thấy thương luôn. Mặt mũi thì bị thương, chảy máu, tróc da nhiều chỗ...."
Một bạn đọc ở Thừa Thiên Huế, có nick bobobibi cũng cho biết bạn phải chuộc chó khi chú chó bị nhốt vào cũi chuẩn bị làm thịt. "Lần đó chó nhà mình còn nhỏ, khi thấy mẹ mình chạy xe đi làm, nó đã chạy theo phía sau rồi bị lạc mất, nó bị nhốt trong cũi và bị đánh đập. Sở dĩ gia đình mình biết vì trong một lần bà ngoại mình đi ăn sáng đã ghé ngang quán thịt chó và thấy chú chó nhà ở trong cũi cào cào liên tục, vẫy đuôi và sủa gọi bà. Gia đình mình đã đem tiền lên chuộc chú chó về trước khi nó bị giết thịt. Về nó sợ rúm đuôi cứ núp trong nhà không đi đâu, sau này thành thói quen, cứ đụng vào người là giật mình. Còn một lần nhà mình sửa cổng, chưa lắp cổng vào được. Đêm 2h sáng mình với chị mình nghe thấy nó kêu gào, chạy ra thì có 2 thằng trộm, 1 thằng rồ xe đứng sẵn ở ngoài, 1 thằng cầm dây thòng qua cổ nó mà kéo, mình với chị mình đứng sững trong nhà không dám làm gì, ba mình cầm chổi từ trong nhà chạy ra dọa rồi gọi hàng xóm. Rất may chó nhà mình xích rồi nên nó lôi không được".
Làm thế nào để những chú chó không còn phải chiến đấu mỗi ngày chỉ để được sống? Làm thế nào để chúng không cần phải tự vệ, cảnh giác mà có thể vô tư chạy nhảy vui đùa nhưng vẫn không biến thành miếng thịt trên bàn ăn?
Từ sau câu chuyện của chú chó Pốp anh hùng, hàng ngàn câu chuyện về những chú chó nằm chết ngoài sân, những chú chó bị tóm gọn trong dây thòng lọng hay bị nhồi nhẹt trong xe chở chó... vẫn đang ngày ngày được chia sẻ trên mạng. Bởi lẽ, hình ảnh Pốp sao lại giống với chú chó trong gia đình chúng ta thế, bởi lẽ câu chuyện ấy, rất nhiều người đã từng trải qua, họ thấu hiểu cho cô Lượng (chủ nhân của Pốp) trước sự ra đi tức tửi của chú chó mình yêu quý.
Dường như, còn rất nhiều những Pốp, Mic, Ki... trong các câu chuyện ám ảnh khác nữa. Những câu chuyện luôn có một kết thúc thật buồn với hình ảnh chú chó nằm im ngoài sân nhà vì bị đánh bả, hoặc đau đớn kêu lên một tiếng trước khi bị quấn dây vào cổ và kéo rê trên đường đến lò mổ
Dường như, còn rất nhiều những Pốp, Mic, Ki... trong các câu chuyện ám ảnh khác nữa. Những câu chuyện luôn có một kết thúc thật buồn với hình ảnh chú chó nằm im ngoài sân nhà vì bị đánh bả, hoặc đau đớn kêu lên một tiếng trước khi bị quấn dây vào cổ và kéo rê trên đường đến lò mổ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét