Chẳng mấy khi Mỹ-Nhật có cớ triển khai những hệ thống vũ khí tối tân nhất ở ngay sát biên giới Trung Quốc.
Không ai trừ Kim Jong Un biết anh này muốn gì từ màn dọa dẫm chiến tranh hiện nay, nhưng chắc chắn vị lãnh tụ trẻ tuổi của Triều Tiên không muốn hỗ trợ cho kẻ tử thù của ba đời nhà họ Kim, Hoa Kỳ, với phần thiệt thuộc về đồng minh quan trọng nhất, Trung Quốc.
can o to dien tu 60
tan | can
o to dien tu 80 tan | can o to dien tu
100 tan | can
o to dien tu 120 tan | can o to dien tu
150 tan
Nước Mỹ mừng thầm còn Trung Quốc càng thêm khó chịu với Chủ tịch Kim đời thứ ba, vì thái độ hiếu chiến của Triều Tiên càng khiến chiến lược tái cân bằng chính sách an ninh hướng tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ thêm dễ triển khai.
Phía Trung Quốc vẫn ngại Washington hơn là Bình Nhưỡng. Dù nhiều tháng trời Triều Tiên có đe dọa phóng tên lửa hay thử hạt nhân, thậm chí là “tắm máu”, thì phức tạp nhất vẫn là những phản ứng của Mỹ.
"Chúng tôi hiểu chế độ ở Triều Tiên, chúng tôi cũng hiểu Triều Tiên đang chơi trò gì,” Giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung-Mỹ tại ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh, ông Sun Zhe, nói.
"Quan trọng nhất, chúng tôi không hài lòng khi thấy Mỹ lấy cớ tập trận để tiếp tục triển khai máy bay B-2 và nhiều hệ thống vũ khí tối tân khác," ông nói thêm.
Máy bay ném bom B-2 và B-52, máy bay tàng hình F-22 và các tàu phóng tên lửa như chiến hạm USS John S. McCain là lời đáp trả cho hàng loạt đe dọa tấn công hạt nhân nước Mỹ của Triều Tiên.
Mỹ còn mang cả hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD sang để bảo vệ Guam. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật thì đưa tin, nước này sẽ triển khai vĩnh viễn hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot 3 (PAC-3) ở Okinawa để chống tên lửa Triều Tiên.cân ô tô điệntử 60 tấn | cân ô tô điện tử 80 tấn | cân ô tô điện tử 100 tấn | cân ô tô điệntử 120 tấn | cân ô tô điện tử 150 tấn
Động thái triển khai quân gầy đây của Mỹ dù có tập trung vào Triều Tiên và chỉ mang tính tạm thời nhưng hoàn toàn có thể thích nghi hoặc mở rộng nhằm đối phó với hệ thống phòng vệ mà Trung Quốc đã dày công xây dựng để ngăn quân Mỹ tiếp cận nước mình trong trường hợp có xung đột.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây có nói không quốc gia nào “được phép đẩy khu vực và thậm chí là toàn thế giới vào cảnh hỗn loạn để mưu lợi riêng”, nhưng ông không nhắc tới Triều Tiên khi nói câu này.
Câu nói trên của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Bác Ngao có thể muốn nhắm tới cả Bình Nhưỡng lẫn Washington. Nó cho thấy Trung Quốc không hài lòng với chính sách “tái cân bằng” của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
"Ở Trung Quốc, người ta tin đây là chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Hầu như ai cũng nghĩ vậy,” nhà phân tích Stephanie Kleine-Ahlbrandt tại International Crisis Group, nói.
Trong buổi nói chuyện tại Washington nhằm giải thích chính sách tái cân bằng và các phản ứng của Lầu Năm Góc trước Triều Tiên, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng bóng gió trả lời những lời phàn nàn từ Trung Quốc.
"Thái độ của Triều Tiên khiến không chỉ Mỹ mà cả các quốc gia khác trong khu vực phải hành động,” ông nói với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế.
"Nếu Trung Quốc không muốn thấy điều đó, thì cách tốt nhất là họ hãy bảo Triều Tiên đừng có khiêu khích nữa,” ông Carter nói.
Carter nói thẳng việc tái cân bằng lực lượng lần này là sự tiếp nối chính sách thời hậu chiến của Mỹ đã giúp các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ “phát triển cả về kinh tế và chính trị trong một môi trường không có xung đột."
"Tốt cho nước Mỹ và tốt cho các nước khác trong khu vực, tất cả các nước khác. [Động thái trên] không nhắm tới ai, không nhắm tới một nước hay nhóm nước cụ thể nào,” ông nói thêm.
Carter nói rút quân khỏi Afghanistan sẽ giúp Hải quân Mỹ triển khai tại khu vực Thái Bình Dương thêm tàu chiến, tàu sân bay và các loại tàu tình báo, trinh sát khác.
Tuy vậy, một số nhà phân tích lại cho rằng Mỹ không nên để người Châu Á hiểu nhầm rằng tất cả những gì nước này sẽ làm là triển khai binh lĩnh.
"Mỹ quá thiên về quân sự mà về ngoại giao và kinh tế lại làm chưa tới,” Douglas Paal, cựu quan chức Mỹ và nay là Giám đốc nghiên cứu Châu Á tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nói.
"Phản ứng của người Trung Quốc sẽ là ‘họ triển khai quân là nhắm tới chúng ta, ta phải có phản ứng, phải tăng chi cho quân đội thôi’”, ông nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới nhậm chức, ông này cũng có nhu cầu khẳng định vị thế của mình trong giới lãnh đạo chính trị quân sự tại Bắc Kinh. Mà họ thì lúc nào cũng sẵn lòng nghi ngờ động cơ của nước Mỹ.
kiem
dinh candien tu | kiểm định cân điện tử | sua chua can o to
dien tu | sửa
chữa cân ô tô điện tử |
http://canotodientu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét