Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Những điều không bình thường trong Sách trắng của Trung Quốc

TT - Sách trắng quốc phòng 2013 của Trung Quốc viện cớ “một số nước” tăng cường liên minh quân sự dấy lên căng thẳng trong khu vực nên Trung Quốc buộc phải củng cố xây dựng quân đội để tự bảo vệ các quyền lợi của mình.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân công bố Sách trắng quốc phòng 2013 với báo chí - Ảnh: R …

Tân Hoa xã cho biết đây là lần thứ tám Chính phủ Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng kể từ năm 1998. Sách trắng công bố số quân của lực lượng bộ binh là 850.000 binh sĩ, của hải quân và không quân lần lượt là 235.000 và 398.000 người.

Khái niệm mới, giọng điệu cũ

Trong Sách trắng, Trung Quốc nêu lên khái niệm “an ninh mới” dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, vì lợi ích chung, sự bình đẳng, phối hợp và theo đuổi an ninh toàn diện, an ninh chung và hợp tác an ninh. Sách trắng lý giải chính sách điều động đa dạng lực lượng vũ trang trong thời bình nhằm đáp ứng các nhu cầu an ninh cốt lõi trong việc duy trì hòa bình, đối phó với khủng hoảng và chiến thắng mọi cuộc chiến.

Sách trắng năm nay tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của quân đội Trung Quốc (PLA) là kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, như triển khai lực lượng hải quân hỗ trợ an ninh cho các đơn vị chấp pháp trên biển, các hoạt động đánh bắt cá và khai thác dầu khí, thiết lập cơ chế hợp tác và điều phối với các cơ quan giám sát biển và quản lý thủy sản. Trên Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia Hùng Vũ Tường (Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc) nhấn mạnh hải quân phải tiến tới hoạt động ở những vùng biển xa bờ như chiến lược phát triển trong thế kỷ mới và “quân đội sẽ bảo đảm an toàn cho mọi lợi ích quốc gia và các công dân cho dù họ đi tới đâu”.
cân ô tô điệntử 60 tấn | cân ô tô điện tử 80 tấn | cân ô tô điện tử 100 tấn | cân ô tô điệntử 120 tấn | cân ô tô điện tử 150 tấn 
Sách trắng một mực khẳng định “Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm chủ nghĩa bá quyền, cư xử theo lối bá quyền hay mở rộng quân đội”.

Trong khi trước đó vài ngày, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương năm năm lần thứ 12” với các kế hoạch lấn chiếm, thăm dò và khai thác dầu khí lâu dài ở biển Đông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an) nhận định: “Việc công bố Sách trắng quốc phòng là điều bình thường của mỗi quốc gia. Điều không bình thường chính là hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc nhưng lại xâm phạm chủ quyền của nước khác. Chẳng hạn như việc tàu Trung Quốc bắn tàu của ngư dân ta trước đây, hay hộ chiếu in đường lưỡi bò trước đây của Trung Quốc”.

Một điểm khác nữa: Sách trắng đề cập tình hình Đài Loan và tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư nhưng không nhắc đến tranh chấp ở biển Đông hay căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Về điều này, thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đây có thể là một sách lược của Trung Quốc. “Trung Quốc có tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, với ASEAN mà đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tùy từng nơi, từng lúc, tùy từng điều kiện mà họ sẽ có chính sách tập trung vào mỗi vấn đề vào mỗi thời điểm nhất định. Ít khi Trung Quốc tung ra toàn lực trên mọi mặt trận”.

Đổ cho phương Tây

Đề cập những thách thức và tình huống mới trong khu vực, Sách trắng nhận định “Mỹ đang điều chỉnh chính sách an ninh chiến lược trong khi cảnh quan khu vực đang thay đổi sâu sắc”. Không ám chỉ đích danh nước nào, Sách trắng nêu “một số quốc gia đang tăng cường quan hệ với các đồng minh quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực, thường xuyên khiến tình hình khu vực căng thẳng”.

Bài xã luận trên tờ nhật báo của PLA ngày 15-4 thẳng thừng hơn: “Các thế lực phương Tây đã tăng cường chiến lược nhằm “Tây hóa” và chia rẽ Trung Quốc, đồng thời tận dụng mọi biện pháp có thể để kiềm chế và kiểm soát sự phát triển của đất nước chúng ta”. Do vậy, bài báo nhấn mạnh Trung Quốc phải tăng cường khả năng quân sự để đối phó với phương Tây.

Khi được hỏi liệu có phải ảnh hưởng của Mỹ khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân, được AFP dẫn lời, nói rằng: “Mọi hành vi mở rộng điều động quân đội hay tăng cường liên minh quân sự trong khu vực này đều không phù hợp với lợi ích chung, không được nhìn nhận là để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trong Sách trắng, Trung Quốc đổ lỗi cho “các quốc gia láng giềng có hành động làm phức tạp tình hình” liên quan đến lợi ích chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc khi “kể tội” Nhật Bản: căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư leo thang kể từ sau khi Chính phủ Nhật Bản mua lại ba đảo lớn ở quần đảo này hồi tháng 9-2012. Tìm cách thay đổi cân bằng với Mỹ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) nhận định Trung Quốc sẽ còn tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự của mình, qua đó thay đổi dần sự cân bằng sức mạnh hải quân ở khu vực tây Thái Bình Dương vào những năm tới. “Trong suốt giai đoạn này, Trung Quốc sẽ khiến Mỹ nhận ra rằng can thiệp vào khu vực là một giải pháp đầy rủi ro và tốn kém, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang phát triển khái niệm tác chiến không - biển để đối phó với Trung Quốc”.

MỸ LOAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét