can o to dien tu 60
tan | can
o to dien tu 80 tan | can o to dien tu
100 tan | can
o to dien tu 120 tan | can o to dien tu
150 tan
Mặc dù về đến nhà đã khá
khuya, mặc dù còn bộn bề công việc riêng sau chuyến đi dài ngày, tôi
vẫn cố dành thời gian lướt qua hàng chục trang web để nắm “tinh thần”
của cuộc phát động lần này. Và sáng nay, sau khi mọi chuyện đã xảy ra,
tôi có một vài suy nghĩ xin mạo muội nói thẳng: Một lần nữa, lòng yêu
nước của nhiều người dường như đã bị lợi dụng. Tôi có lý do để nói thế
vì:
Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần làm. Các bạn có thể thấy:
- Trung Quốc tuyên bố lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng (Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắng trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa".
- Đến khi Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, cũng ngay lập tức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.
- Giới quan sát và các chuyên gia Quốc tế việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội" và đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận. Từ đó, giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc.
Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần làm. Các bạn có thể thấy:
- Trung Quốc tuyên bố lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng (Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắng trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa".
- Đến khi Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, cũng ngay lập tức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.
- Giới quan sát và các chuyên gia Quốc tế việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội" và đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận. Từ đó, giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc.
Thế thì tại sao vẫn có biểu tình giống như là Trung Quốc đã và đang khai khai thác dầu tại vùng biển của chúng ta vậy? Hành động xuống đường phản đối có cần thiết hay không? Những người yêu nước xuống đường chung với những gương mặt “thích biểu tình”, thích quấy rối và nhiều gương mặt “có vấn đề” với Chính quyền có đạt được đúng mục đích ban đầu của lời kêu gọi hay là mục đích khác? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ hai, kết thúc cái gọi là biểu tình, tuần hành ôn hòa, tôi lướt qua hàng chục trang web: nổi bật lên không phải là sự thỏa mãn của lòng yêu nước chính đáng mà là sự hả hê của những tổ chức, cá nhân khi đã tập hợp được một lượng người cần thiết xuống đường để cho thấy “Chính quyền, công an phải vất vả”, để cho thấy những tổ chức, cá nhân đó có thể hiệu triệu được mọi người, để có thể “tập dần thói quen phản kháng của người dân với chính quyền”. Những bài viết ở các trang web, blog, facebook miêu tả việc bắt bớ, đánh đập, đàn áp, tôn vinh những “ngọn cờ” với những thông tin “thêm mắm, dặm muối”, mô tả những chi tiết (qua lời kể, thậm chí là trí tưởng tượng phong phú của một ai đó) đầy rẫy trên mạng, từ đó những dòng phản hồi (conments) của một số phần tử mang tính bắc cầu (lấy chuyện biểu tình chống Trung Quốc nói sang chuyện chế độ hiện nay, lấy chuyện yêu nước để đả kích Chính quyền, Công an…) tiếp tục xuất hiện, càng nhiều, và cuối cùng kết luận chung của những bài viết này cho buổi sáng hôm nay là “…một chiến thắng của những công dân Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội ngày hôm nay”. Bây giờ các bạn đã nhận thấy mục đích chính của những kẻ phát động biểu tình lúc này chưa? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ ba, những “ngọn cờ” như Bùi Thị Minh Hằng, Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Công Thuận, Juse Lê Duy… nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận ra họ là ai và vì sao họ lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại) cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ. Những khẩu hiệu, phát ngôn của họ sặc mùi đả kích chính quyền, đả kích chế độ nhưng lại mặc màu áo “bảo vệ biển đảo quê hương”. Chính vì thế, tôi không ngạc nhiên khi thấy những băng rôn kiểu “Hãy hành động xứng đáng tiền thuế của nhân dân”, “đoàn kết dân tộc, tôn giáo…” xuất hiện, thậm chí, tôi còn kinh bỉ kẻ đã viết băng rôn “với hình ảnh Ngọc Trinh mang dòng chữ “đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn à?”. Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ tư, tôi từ Trường Sa về. Suốt 16 ngày ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định với các bạn rằng: Việt Nam chúng ta đang làm rất tốt việc giữ gìn biển đảo quê hương. Chúng ta vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên, khoáng sản, vẫn tiếp tục phát triển kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc mà không có bất cứ kẻ ngang ngược nào có thể cản trở. Vậy thì, thay vì xuống đường, đứng chung hàng ngũ với nhiều thành phần cơ hội, cải lương, phản động… các bạn trẻ nên dành sức lực ấy làm việc có ích cho tổ quốc. Hãy học thật giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát triển biển, đảo Việt Nam, hãy suy nghĩ cách nào đó để lính đảo bớt cực nhọc giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển, hãy đóng góp những gì có thể khi Tổ quốc cần, như vậy chính là yêu nước.
Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét