(Dân trí) - Trong góp ý lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Sở Tư
pháp Lâm Đồng đề nghị bổ sung quyền Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu
Thủ tướng, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao… họp giải trình, giải quyết
các vấn đề bức xúc trong xã hội.
>> Tập hợp khách quan, đầy đủ những đóng góp sửa đổi Hiến pháp
>> Hiến pháp cần quy định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng
>> Thủ tướng yêu cầu tập hợp trung thực ý dân về Hiến pháp
Ngày 15/3, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị góp ý và báo cáo kết quả lấy ý
kiến của bộ này về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo cho
thấy, có nhiều ý kiến tập trung góp ý vào chương Chủ tịch nước và các
kiến nghị liên quan đến Chỉnh phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
Quyền đặc biệt của Chủ tịch nước khi xảy ra chiến tranhTrong góp ý về những điều khoản cụ thể liên quan đến Chủ tịch nước, Sở Tư pháp Bắc Ninh và Phú Thọ cho rằng, cần phải khẳng định Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
cân ô tô điệntử 60 tấn | cân ô tô điện tử 80 tấn | cân ô tô điện tử 100 tấn | cân ô tô điệntử 120 tấn | cân ô tô điện tử 150 tấn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ Đoàn đặc công 1
Sở Tư pháp Quảng Ninh đề nghị bổ sung quy định Chủ tịch nước, trong
thời gian Quốc hội không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có
quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước
bổ nhiệm như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính
phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trong khi đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La cho rằng cần bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt của Chủ tịch nước trong điều kiện đất nước có chiến tranh với tư cách là “thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng An ninh”.
Còn Sở Tư pháp Lâm Đồng ý kiến rằng, để đảm bảo vị trí, vai trò của Chủ tịch nước được thực quyền hơn, cần xây dựng một số quy định về quyền của Chủ tịch nước đối với các cơ quan hành chính, cơ quan tòa án, viện kiểm sát, tạo cơ chế đầy đủ, toàn diện đối với việc kiểm soát quyền lực giữa hệ thống các cơ quan. Vì vậy, cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao họp giải trình về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội.
Thủ tướng cũng phải báo cáo trách nhiệm công tác trước dân
Liên quan đến các quy định của Dự thảo về Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp nhấn mạnh về trách nhiệm của Thủ tướng, Dự thảo Hiến pháp mới chỉ bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Trách nhiệm của Thủ tướng trong việc báo cáo công tác trước nhân dân thì chưa được quy định, trong khi lại yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm này là chưa hợp lý.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Theo Bộ Tư pháp Thủ tướng cũng phải có trách nhiệm báo cáo công tác
của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của
mình. Đây cũng là trách nhiệm chính trị của Thủ tướng, là một phương
thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng.Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng, Bộ Tư pháp cho là còn bó hẹp, chưa có điều khoản mở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Thủ tướng điều hành đất nước, nhất là trong những tình huống đột xuất, khẩn cấp.
Hơn nữa cũng chưa có các quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thủ tướng với vai trò lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ, nhất là lãnh đạo Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ; giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhanh giữa các thành viên Chính phủ giữa địa phương với các bộ, ngành (trong thực tiễn đã có những trường hợp có sự khác nhau giữa Trung ương, địa phương nhưng chưa có cơ chế giải quyết) hoặc giữa các địa phương với nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét