>> Vớt được xe máy dưới sông
>> Đau chân trái, bác sĩ mổ... chân phải
>> Thêm người chết vì virus giống SARS
Nước giếng giúp “ trẻ mãi không già”
Đến thôn Lâu Động (xã Phúc Thành, Kinh Môn, Hải Dương), chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy thiếu nữ trong làng ai cũng xinh như mộng. Thấy sự ngạc nhiên của chúng tôi, người dân giải thích, con gái và con dâu ở đây xinh đẹp là nhờ uống nước ở giếng làng. Tưởng người dân tếu táo, nhưng khi thấy chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ, ông Bùi Văn Khơm, một cao niên trong làng, quả quyết đó là sự thật. Ông còn dẫn chúng tôi đến tận giếng làng (người dân nơi đây gọi là giếng Thánh Mẫu) để chứng tỏ thực hư.
Vừa dẫn chúng tôi đến giếng Thánh Mẫu, ông Bùi Văn Khơm vừa kể lại một truyền thuyết và chính từ truyền thuyết này, đến nay các thiếu nữ trong làng và những địa phương lân cận tìm về đây, uống nước giếng để..."trẻ mãi không già".
cân ô tô điệntử 60 tấn | cân ô tô điện tử 80 tấn | cân ô tô điện tử 100 tấn | cân ô tô điệntử 120 tấn | cân ô tô điện tử 150 tấn
Quang cảnh giếng làng nơi có nguồn nước làm đẹp da cho thiếu nữ |
Theo lời ông Khơm, trước đây, có vị vua dẫn hoàng hậu đi qua khu vực này, gặp
bão, thuyền bị lật, hoàng hậu mất tích. Sau đó, xác hoàng hậu được tìm thấy trên
một dòng suối, xác nằm trên một tảng đá. "Nhà vua đã lập miếu thờ và hàng năm
đến nhang khói. Dần dần, nhiều người dân đến nơi đây khấn vái, thấy dòng nước
trong nên múc nước uống. Nhiều người thường xuyên dùng nước này trở lên xinh
đẹp, trẻ mãi không già. Thấy vậy, nhiều người đã làm lễ tại đền xin hoàng hậu
tiếp tục ban nước và xây thành giếng làng".
Nói xong, ông Khơm kể, dù đó chỉ là truyền thuyết, nhưng từ đó đến nay giếng làng vẫn còn đó, vẫn trong xanh. Con gái trong làng và những người về làm dâu sau khi dùng nước đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Nói xong, ông Khơm kể, dù đó chỉ là truyền thuyết, nhưng từ đó đến nay giếng làng vẫn còn đó, vẫn trong xanh. Con gái trong làng và những người về làm dâu sau khi dùng nước đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Nhiều người dân tin vào nguồn nước làm đẹp da này |
"Từ đó đến nay, ở làng này, người dân vẫn truyền tai nhau về nguồn nước thiêng
có thể giúp người phụ nữ "trẻ mãi không già". Vì thế, mặc dù kinh tế trong làng
phát triển, đầy đủ nước giếng khoan, nước mưa, thậm chí nước máy, nhiều người
dân vẫn giữ thói quen dùng nước giếng từ xưa để mong mình mãi luôn trẻ đẹp.
Nhưng điều khó lý giải là dù không phấn son nhưng con gái ở làng ai cũng trắng
như trứng gà bóc. Điều này càng khiến nhiều người tin vào công dụng của nước
giếng thần, dù chưa có cơ sở nào để chứng minh", ông Khơm cho biết.
Đến giếng Thánh Mẫu, bên cạnh ngôi miếu nhỏ là chiếc giếng sâu khoảng 2 mét, chu vi đường kính khoảng 3 mét. Theo ông Khơm, kể cả mùa khô hạn đến đâu, dù giếng ở lưng chừng đồi nhưng chưa bao giờ cạn, múc đến đâu lại đầy ngay đến đó.
Đến giếng Thánh Mẫu, bên cạnh ngôi miếu nhỏ là chiếc giếng sâu khoảng 2 mét, chu vi đường kính khoảng 3 mét. Theo ông Khơm, kể cả mùa khô hạn đến đâu, dù giếng ở lưng chừng đồi nhưng chưa bao giờ cạn, múc đến đâu lại đầy ngay đến đó.
Người dân làng Lâu Động, dù có nhiều nguồn nước vẫn dùng nước giếng thiêng |
Khi ông Khơm đang trao đổi với PV những câu chuyện về giếng thiêng,
thì có một số phụ nữ đến lấy nước về dùng.
"Nhà có nước máy nhưng nước giếng ở đây rất mát nên gia đình tôi vẫn dùng để sinh hoạt. Nhà có con gái lớn cũng rất thích dùng nước này, cháu bảo dùng nước rửa mặt thì da dẻ mỡ màng, trắng xinh hơn, còn lại tôi cũng không biết thực hư thế nào", Bà Mai, người dân nơi đây cho biết.
"Nhà có nước máy nhưng nước giếng ở đây rất mát nên gia đình tôi vẫn dùng để sinh hoạt. Nhà có con gái lớn cũng rất thích dùng nước này, cháu bảo dùng nước rửa mặt thì da dẻ mỡ màng, trắng xinh hơn, còn lại tôi cũng không biết thực hư thế nào", Bà Mai, người dân nơi đây cho biết.
Nước giếng có dấu hiệu ô nhiễm
Mặc dù, nước giếng làng này vẫn được người dân sử dụng và sinh hoạt nhưng theo
quan sát của PV, mực nước trong giếng khá thấp, có thể nhìn rõ những lớp lá rụng
xếp thành tầng dưới đáy giếng. Trên mặt nước nổi lênh rác thải và lá cây.
Hơn nữa, theo lời kể của bà Lương Thị Thẹo, người dân sống gần giếng nước này cho biết, theo lời kể của các cụ, trước đây bà Lương Thị Thanh đã chết ở giếng này. Về sau những người ăn mày ăn xin cũng chết ở đây khá nhiều. Chuyện trước kia thì không ai kiểm chứng, nhưng cách đây hơn 10 năm, có cháu trai 14 tuổi lên giếng tắm cũng bị chết tại đây. Thời gian sau đó, một bé gái 15 tuổi lên đây chơi cũng chết đuối ở đây, mặc dù nước rất nông. Hồi đó, chồng tôi cũng tham gia cứu cháu bé, nhưng khi đưa đi cấp cứu thì không qua khỏi.
Hơn nữa, theo lời kể của bà Lương Thị Thẹo, người dân sống gần giếng nước này cho biết, theo lời kể của các cụ, trước đây bà Lương Thị Thanh đã chết ở giếng này. Về sau những người ăn mày ăn xin cũng chết ở đây khá nhiều. Chuyện trước kia thì không ai kiểm chứng, nhưng cách đây hơn 10 năm, có cháu trai 14 tuổi lên giếng tắm cũng bị chết tại đây. Thời gian sau đó, một bé gái 15 tuổi lên đây chơi cũng chết đuối ở đây, mặc dù nước rất nông. Hồi đó, chồng tôi cũng tham gia cứu cháu bé, nhưng khi đưa đi cấp cứu thì không qua khỏi.
Bà Lương Thị Thẹo: Có nhiều người đã chết ở giếng thiêng |
"Dân làng sợ bị báo oán nên mất một thời gian không ai dùng nước giếng, đồng
thời lập miếu thờ. Nhưng vài năm trở lại đây, cả làng lại quay về dùng nước
giếng này, bà Thẹo cho biết.
Có mặt ở khu vực giếng, PV cũng đã chứng kiến nhiều cảnh người dân dùng tay gạt lá cây múc nước về dùng. Có người lấy về để giặt giũ, rửa rau, nhưng cũng có người lấy về ăn trực tiếp. Không biết đẹp đến đâu, nhưng nguồn nước này chắc chắn sẽ có sự ô nhiễm, bởi sự phân hủy của lá cây và rác thải.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, việc người dân vì tâm linh hay vì điều gì đó, múc nước giếng để sử dụng vào việc tắm rửa, gội đầu, thậm chí uống mà không qua đun nấu như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Về nguyên tắc, để đảm bảo vệ sinh, trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, nước sông cần phải trải qua các khâu xử lí. Ngoài ra, khi uống thì cần phải đun sôi. Trong nước sông có chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất gây hại cho người như các bệnh tiêu chảy, bệnh da liễu,…Vì vậy, cần khuyến cáo người dân không nên tin vào lời mê tín dị đoan về “nước thiêng” mà coi thường sức khỏe và sinh mạng mình.
Có mặt ở khu vực giếng, PV cũng đã chứng kiến nhiều cảnh người dân dùng tay gạt lá cây múc nước về dùng. Có người lấy về để giặt giũ, rửa rau, nhưng cũng có người lấy về ăn trực tiếp. Không biết đẹp đến đâu, nhưng nguồn nước này chắc chắn sẽ có sự ô nhiễm, bởi sự phân hủy của lá cây và rác thải.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga, việc người dân vì tâm linh hay vì điều gì đó, múc nước giếng để sử dụng vào việc tắm rửa, gội đầu, thậm chí uống mà không qua đun nấu như hiện nay tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Về nguyên tắc, để đảm bảo vệ sinh, trước khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, nước sông cần phải trải qua các khâu xử lí. Ngoài ra, khi uống thì cần phải đun sôi. Trong nước sông có chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất gây hại cho người như các bệnh tiêu chảy, bệnh da liễu,…Vì vậy, cần khuyến cáo người dân không nên tin vào lời mê tín dị đoan về “nước thiêng” mà coi thường sức khỏe và sinh mạng mình.
Nguồn nước giếng có sự ô nhiễm do lá cây phân hủy |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét